Chính phủ Mỹ luôn từ chối tiết lộ thông tin chi tiết về đoàn tùy tùng của Tổng thống Obama vì lý do an ninh. Tuy nhiên, nhìn lại những chuyến công du nước ngoài của ông chủ Nhà Trắng, người ta phần nào hình dung được quy mô mà đội tháp tùng người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ mang theo trong mỗi chuyến làm việc ở nước ngoài.Trong chuyến công du tháng 11/2011 tới Australia, Tổng thống Obama mang theo đoàn tùy tùng quy mô lớn, gồm khoảng 500 người, trong đó có 200 mật vụ chuyên trách đảm bảo an toàn cho ông chủ Nhà Trắng. Tổng thống Obama còn mang theo từ sĩ quan quản lý vali hạt nhân tới đầu bếp và những chuyên viên khác, ABC News đưa tin.Trong mỗi chuyến công du nước ngoài của Tổng thống Obama, Air Force One là phương tiện không thể thiếu. Hai chiếc Boeing 747-200 được cải tiến để trở thành chuyên cơ cho tổng thống Mỹ. Tất cả kính máy bay đều là loại chống đạn trong khi phần thân bọc giáp dày. Máy bay được trang bị đủ vũ khí chống chiến tranh điện tử và đánh lạc hướng tên lửa phòng không mà kẻ địch nhằm vào nó. Air Force One còn được thiết kế để tồn tại sau những vụ nổ hạt nhân.Để đảm bảo sự an toàn và tiện nghi nhất cho ông chủ Nhà Trắng, Air Force One được thiết kế phòng ngủ, phòng tắm và phòng tập thể dục riêng biệt. Hệ thống thông tin liên lạc trên máy bay được đảm bảo thông suốt nhằm giúp Tổng thống Obama có thể chỉ đạo các hoạt động của quân đội Mỹ từ xa, bao gồm phóng tên lửa hạt nhân. Trên máy bay cũng có phòng mổ, các túi máu cùng nhóm với tổng thống và đội ngũ bác sĩ đề phòng trường hợp khẩn cấp.Một phương tiện bay khác ít phổ biến hơn Air Force One là Marine One. Những chiếc trực thăng VH-3D Sea King, VH-60N "WhiteHawk", VH-53D, CH-46E và MV-22 Osprey được cải tiến để đảm trách nhiệm vụ chuyên trở tổng thống Mỹ. Air Force One thuộc sở hữu của Không quân còn Marine One nằm dưới sự quản lý của Thủy quân Lục chiến Mỹ.Trong chuyến công du Anh hôm 21/4, ít nhất 3 chiếc trực thăng chờ sẵn để đón tổng thống Mỹ ở sân bay Stansted. Như thông lệ, chiếc chở Tổng thống Obama được gọi là Marine One, chiếc thứ 2 chở các trợ lý trong khi chiếc thứ 3 chở các phóng viên. Các lực lượng đảm bảo an ninh khác đã được triển khai từ trước.Phương tiện phổ biến thứ 2 của Tổng thống Obama là chiếc chuyên xa biệt danh The Beast (Quái thú). Giống như tên gọi, Quái thú thực chất là một chiếc xe tăng có cửa sổ. Cánh cửa của nó dày tới 20 cm trong khi các cửa sổ được lắp kính chống đạn, giúp nó tồn tại qua những vụ nổ bom và tấn công bằng vũ khí hóa học.Thân vỏ The Beast được chế tạo từ vật liệu Kevlar cốt thép. Đặc tính nhẹ và bền giúp Kevlar được sử dụng làm áo chống đạn. Lớp thiết giáp của The Beast dày 10 cm trong khi hệ thống lốp xe có khả năng tự vá khi bị bắn thủng. Các bình chứa xăng của xe được thiết kế để chống nổ và rò rỉ nhiên liệu. Nguồn cung cấp khí oxy riêng biệt giúp tổng thống không bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công sinh, hóa học.Lái xe của Tổng thống Obama phải trải qua quá trình đạo tạo khắt khe bậc nhất trong số các mật vụ. Xe được trang bị nhiều công nghệ phòng thủ và trong cốp luôn có máu cùng nhóm với tổng thống Mỹ. Nó cũng được thiết kế hệ thống phóng lựu đạn hơi cay và lựu đạn khói nhằm giải tán đám đông. Trong chuyến công du nước Anh, ít nhất 2 chiếc chuyên xa xuất hiện trong đoàn xe của Tổng thống Obama.Rất nhiều phương tiện khác trong đoàn hộ tống của Tổng thống Obama cũng được bọc thép, nhằm hạn chế tới mức tối đa thiệt hại trong các vụ tấn công. Thông thường, những phương tiện này cũng chở các nhân vật cấp cao trong chính quyền của Obama và lực lượng mật vụ thân cận, sẵn sàng lấy thân che đạn cho ông chủ Nhà Trắng. Chúng thường được máy bay vận tải quân sự hạng nặng Boeing C-17 Globemaster III đưa tới đích đến trước chuyến công du.Khác với Australia, số nhân viên Mỹ tới Anh trong chuyến công du tháng trước không được công bố. Tuy nhiên, hàng trăm người chắc chắn đã được điều động. Nhà Trắng từ chối cung cấp chính xác thông tin số người được cử đi theo tổng thống Mỹ. Số mật vụ bảo vệ ông chủ Nhà Trắng cũng không được tiết lộ.Trong tháng 4/2012, 11 mật vụ Mỹ bảo vệ Tổng thống Obama bị trả về nước vì bê bối mại dâm ở Colombia. Họ là những người được cử tới quốc gia Nam Mỹ này để chuẩn bị công tác an ninh trước chuyến công du của Tổng thống Obama. Với mọi chuyến công du, mật vụ Mỹ luôn nghiên cứu kỹ lưỡng địa bàn cũng như tiến hành công tác thực địa nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho ông chủ Nhà Trắng.Tờ Herts & Essex Observer cho biết, các tay súng bắn tỉa án ngữ sẵn trên mái các tòa nhà nhằm đảm bảo an toàn cho bà Michelle Obama, đệ nhất phu nhân Mỹ, khi bà có mặt tại Vương quốc Anh trong chuyến công du của chồng hồi tháng 4. Những tòa nhà cao tầng cho phép mật vụ bao quát toàn cảnh và phát hiện ra những kẻ tấn công tình nghi. Người ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh mật vụ Mỹ đảm bảo an ninh cho Nhà Trắng từ trên mái của công trình này.Bên cạnh lực lượng mật vụ chuyên trách, số lượng lớn nhân viên an ninh địa phương cũng được huy động trong mỗi chuyến công du của ông chủ Nhà Trắng. Tuy nhiên, lực lượng này chỉ đảm bảo công tác an ninh vòng ngoài thay nhằm ngăn chặn từ xa các mối đe dọa với Tổng thống Mỹ. Việc cấm đường hay phong tỏa bầu trời khi có sự hiện diện của tổng thống Mỹ không phải điều quá lạ lẫm.
Chính phủ Mỹ luôn từ chối tiết lộ thông tin chi tiết về đoàn tùy tùng của Tổng thống Obama vì lý do an ninh. Tuy nhiên, nhìn lại những chuyến công du nước ngoài của ông chủ Nhà Trắng, người ta phần nào hình dung được quy mô mà đội tháp tùng người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ mang theo trong mỗi chuyến làm việc ở nước ngoài.
Trong chuyến công du tháng 11/2011 tới Australia, Tổng thống Obama mang theo đoàn tùy tùng quy mô lớn, gồm khoảng 500 người, trong đó có 200 mật vụ chuyên trách đảm bảo an toàn cho ông chủ Nhà Trắng. Tổng thống Obama còn mang theo từ sĩ quan quản lý vali hạt nhân tới đầu bếp và những chuyên viên khác, ABC News đưa tin.
Trong mỗi chuyến công du nước ngoài của Tổng thống Obama, Air Force One là phương tiện không thể thiếu. Hai chiếc Boeing 747-200 được cải tiến để trở thành chuyên cơ cho tổng thống Mỹ. Tất cả kính máy bay đều là loại chống đạn trong khi phần thân bọc giáp dày. Máy bay được trang bị đủ vũ khí chống chiến tranh điện tử và đánh lạc hướng tên lửa phòng không mà kẻ địch nhằm vào nó. Air Force One còn được thiết kế để tồn tại sau những vụ nổ hạt nhân.
Để đảm bảo sự an toàn và tiện nghi nhất cho ông chủ Nhà Trắng, Air Force One được thiết kế phòng ngủ, phòng tắm và phòng tập thể dục riêng biệt. Hệ thống thông tin liên lạc trên máy bay được đảm bảo thông suốt nhằm giúp Tổng thống Obama có thể chỉ đạo các hoạt động của quân đội Mỹ từ xa, bao gồm phóng tên lửa hạt nhân. Trên máy bay cũng có phòng mổ, các túi máu cùng nhóm với tổng thống và đội ngũ bác sĩ đề phòng trường hợp khẩn cấp.
Một phương tiện bay khác ít phổ biến hơn Air Force One là Marine One. Những chiếc trực thăng VH-3D Sea King, VH-60N "WhiteHawk", VH-53D, CH-46E và MV-22 Osprey được cải tiến để đảm trách nhiệm vụ chuyên trở tổng thống Mỹ. Air Force One thuộc sở hữu của Không quân còn Marine One nằm dưới sự quản lý của Thủy quân Lục chiến Mỹ.
Trong chuyến công du Anh hôm 21/4, ít nhất 3 chiếc trực thăng chờ sẵn để đón tổng thống Mỹ ở sân bay Stansted. Như thông lệ, chiếc chở Tổng thống Obama được gọi là Marine One, chiếc thứ 2 chở các trợ lý trong khi chiếc thứ 3 chở các phóng viên. Các lực lượng đảm bảo an ninh khác đã được triển khai từ trước.
Phương tiện phổ biến thứ 2 của Tổng thống Obama là chiếc chuyên xa biệt danh The Beast (Quái thú). Giống như tên gọi, Quái thú thực chất là một chiếc xe tăng có cửa sổ. Cánh cửa của nó dày tới 20 cm trong khi các cửa sổ được lắp kính chống đạn, giúp nó tồn tại qua những vụ nổ bom và tấn công bằng vũ khí hóa học.
Thân vỏ The Beast được chế tạo từ vật liệu Kevlar cốt thép. Đặc tính nhẹ và bền giúp Kevlar được sử dụng làm áo chống đạn. Lớp thiết giáp của The Beast dày 10 cm trong khi hệ thống lốp xe có khả năng tự vá khi bị bắn thủng. Các bình chứa xăng của xe được thiết kế để chống nổ và rò rỉ nhiên liệu. Nguồn cung cấp khí oxy riêng biệt giúp tổng thống không bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công sinh, hóa học.
Lái xe của Tổng thống Obama phải trải qua quá trình đạo tạo khắt khe bậc nhất trong số các mật vụ. Xe được trang bị nhiều công nghệ phòng thủ và trong cốp luôn có máu cùng nhóm với tổng thống Mỹ. Nó cũng được thiết kế hệ thống phóng lựu đạn hơi cay và lựu đạn khói nhằm giải tán đám đông. Trong chuyến công du nước Anh, ít nhất 2 chiếc chuyên xa xuất hiện trong đoàn xe của Tổng thống Obama.
Rất nhiều phương tiện khác trong đoàn hộ tống của Tổng thống Obama cũng được bọc thép, nhằm hạn chế tới mức tối đa thiệt hại trong các vụ tấn công. Thông thường, những phương tiện này cũng chở các nhân vật cấp cao trong chính quyền của Obama và lực lượng mật vụ thân cận, sẵn sàng lấy thân che đạn cho ông chủ Nhà Trắng. Chúng thường được máy bay vận tải quân sự hạng nặng Boeing C-17 Globemaster III đưa tới đích đến trước chuyến công du.
Khác với Australia, số nhân viên Mỹ tới Anh trong chuyến công du tháng trước không được công bố. Tuy nhiên, hàng trăm người chắc chắn đã được điều động. Nhà Trắng từ chối cung cấp chính xác thông tin số người được cử đi theo tổng thống Mỹ. Số mật vụ bảo vệ ông chủ Nhà Trắng cũng không được tiết lộ.
Trong tháng 4/2012, 11 mật vụ Mỹ bảo vệ Tổng thống Obama bị trả về nước vì bê bối mại dâm ở Colombia. Họ là những người được cử tới quốc gia Nam Mỹ này để chuẩn bị công tác an ninh trước chuyến công du của Tổng thống Obama. Với mọi chuyến công du, mật vụ Mỹ luôn nghiên cứu kỹ lưỡng địa bàn cũng như tiến hành công tác thực địa nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho ông chủ Nhà Trắng.
Tờ Herts & Essex Observer cho biết, các tay súng bắn tỉa án ngữ sẵn trên mái các tòa nhà nhằm đảm bảo an toàn cho bà Michelle Obama, đệ nhất phu nhân Mỹ, khi bà có mặt tại Vương quốc Anh trong chuyến công du của chồng hồi tháng 4. Những tòa nhà cao tầng cho phép mật vụ bao quát toàn cảnh và phát hiện ra những kẻ tấn công tình nghi. Người ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh mật vụ Mỹ đảm bảo an ninh cho Nhà Trắng từ trên mái của công trình này.
Bên cạnh lực lượng mật vụ chuyên trách, số lượng lớn nhân viên an ninh địa phương cũng được huy động trong mỗi chuyến công du của ông chủ Nhà Trắng. Tuy nhiên, lực lượng này chỉ đảm bảo công tác an ninh vòng ngoài thay nhằm ngăn chặn từ xa các mối đe dọa với Tổng thống Mỹ. Việc cấm đường hay phong tỏa bầu trời khi có sự hiện diện của tổng thống Mỹ không phải điều quá lạ lẫm.