Đó là thời kì phim mì ăn liền, những năm 90, tôi cảm nhận những bộ phim
đó không thuộc về mình, không có đất để dụng võ nên rất chán chường và
muốn thôi không làm diễn viên nữa, cũng đã thôi không làm mấy năm.
Thời kì đó người ta cần những diễn viên có gương mặt khả ái, lộng lẫy
trên màn ảnh chứ người ta không quan tâm nhiều tới diễn xuất, tới chiều
sâu nhân vật, nên những diễn viên thời kì đó phần lớn là diễn viên không
chuyên.
Để có được ngày hôm nay, người nghệ sĩ có phải đánh đổi nhiều?
Nghệ thuật là con đường khó đi, trên con đường ấy có mồ hôi, nước mắt và
cả máu, nhiều khi còn cả sự đánh đổi và chấp nhận hy sinh. Nghệ thuật
là con đường khó đi, trên con đường ấy có mồ hôi, nước mắt và cả máu,
nhiều khi còn cả sự đánh đổi và chấp nhận hy sinh.
Để có được thành công của ngày hôm nay tôi đã phải đánh đổi rất nhiều
thứ. Có khi mọi người trong gia đình không thích tôi đi làm phim, không
thích những buổi tối khi các gia đình cả nhà quay quần vui vầy, còn
người vợ kia cứ xách đồ ra khỏi nhà, đi mấy ngày thậm chí mấy tháng,
không có lý gì một người đàn ông dễ dàng chấp nhận điều đó, có những
người thấu hiểu nhưng không nhiều.
Mình cứ mải đi sáng tạo nghệ thuật rất khó để bắt người ta chấp nhận,
ngay cả việc nếu cứ chăm chút cho sự nghiệp thì chính con cái cũng thiệt
thòi. Người ta chỉ nhìn thấy ánh hào quang trên màn ảnh, trên thảm đó,
mà có lẽ mọi người khó có thể thấy được những khó khăn, vất vả ở phía
sau nó.
Những mồ hôi, nước mắt và máu ấy có in sâu trong những kí ức và kỉ niệm của chị?
Đó là những kỉ ức, những kỉ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời làm
nghệ thuật. Hồi tôi đóng phim Hai người đàn bà ở xóm Trại, quay vào thời
kháng chiến chống Pháp, vì hoạt động cách mạng nên phải quay đêm rất
nhiều. Tôi phải quay ở vùng địch tạm chiếm, bên cạnh là bờ sông, có cảnh
đêm hôm phải trốn quân địch rình mò.
|
NSƯT Minh Châu trong phim Những cô gái trên sông |
Đợt đó quay đúng những ngày vừa mưa vừa rét, nhưng diễn viên phải đóng
cảnh mùa hè, chỉ được mặc một chiếc áo bà ba mỏng, khi diễn hai hàm răng
va vào nhau lập cập. Có những ngày lạnh tới mức bị cảm, có những diễn
viên còn ốm.
Rồi kỉ niệm một lần tôi đóng một phim quay ở Hà Nội, hai người này yêu
nhau, ngồi trên một chiếc thuyền ở Bờ Hồ, nói chuyện rồi cãi nhau, cô
gái giận người yêu nhảy khỏi chiếc thuyền đi lên, khi bước xuống tôi
giẫm ngay vào một chiếc cốc vỡ người ta ném xuống mép hồ.
Máu cứ thế phun ra, thế là một người bóp chân, một người bế vào bệnh
viện Việt Đức cấp cứu, khâu mất 6 mũi, rất sâu. Sau đó tôi phải nằm điều
trị còn đoàn làm phim phải thay diễn viên. Cho đến bây giờ tôi vẫn
không đi chân đất được.
Nhưng kỉ niệm sâu sắc mà mỗi khi nhớ lại tôi vẫn không kìm nén được cảm
xúc là khi đi quay phim của đạo diễn Hữu Mười ở Quảng Ninh. Bối cảnh
quay ngoài đảo, từ đất liền ra phải đi phà, mà cái phà đấy thì người ta
chỉ chạy ban ngày thôi, đêm họ thôi không chạy vì nguy hiểm.
Đến 6, 7h tối, tôi nhận được tin báo của gia đình là mẹ mất, về ngay.
Giờ đó lại không có phà vào đất liền, phải chờ tới sáng hôm sau. Tôi chỉ
biết đau đớn ngồi khóc tới sưng húp mắt vì biết mẹ mất mà không có cách
nào về được.
Cả đoàn làm phim mới bảo thôi chờ đến sáng hôm sau, đêm hôm đó hãy làm
việc, để không nhớ thương quá nhiều, cố gắng quay cho đạo diễn mấy cảnh
nữa. Tôi vừa diễn mà trong lòng như vừa chết lặng. Không ai hiểu được sự
hy sinh của người nghệ sĩ, khi phải nén nỗi đau đến tận cùng vào trong.
Trong số những vai diễn từng tham gia, sự hóa thân nào để lại trong chị nhiều sự ám ảnh, trở trăn nhất?
Đó là vai diễn trong phim Người đàn bà nghịch cát, tôi vào vai người đàn
bà bị chồng tra tấn đến khi bị điên, lúc đó đạo diễn còn không cho tôi
tập trước khi quay vì sợ nhập vai quá.
|
NSƯT Minh Châu thời trẻ |
Vai diễn đó tôi diễn như lên đồng, khi bước ra khỏi nhân vật, tôi cảm
giác như mình rã rời về thần kinh, diễn xong ra chân tay lạnh buốt, đoàn
làm phim phải mua thuốc an thần cho uống.Mãi sau này khi xem lại tôi
vẫn còn xúc động, vì không thoát được hẳn ra
Trong thế hệ diễn viên trẻ, có vẻ khó
để bật ra được một vài gương mặt thật sự ấn tượng, liệu có phải sự đầu
tư cho nhân vật của họ không nhiều, hay người ta cảm giác họ đến với
nghệ thuật vì sức hấp dẫn của hào quang?
Các bạn trẻ bây giờ rất may mắn, vì có nhiều con đường để đi, nhiều sự
lựa chọn nhưng cũng vì thế mà tôi cảm giác họ làm nhiều việc một lúc nên
không làm tốt được tất cả. Nếu như ngày xưa thế hệ chúng tôi sống chết
để đi một con đường duy nhất, kể cả thành công hay thất bại thì bây giờ
các bạn trẻ có nhiều ngã rẽ, nhiều nghề tay ngang hơn.
Điện ảnh là nơi nhiều người có thể vào được, nhưng để có được chút gì đó
thì không phải ai cũng làm được. Xét cho đến cùng nghệ thuật là con
đường không dễ đi và không dành cho những người không biết chắt chiu.