NSND Thụy Vân qua đời vào sáng ngày 16/3 ở tuổi 83 vì bệnh ung thư trực tràng. Ảnh: ZingTheo Lao động, nghệ sĩ Thụy Vân là con gái nhà văn Nguyễn Lương Ngọc. Khi còn học cấp 3 tại trường Chu Văn An, bà bắt đầu yêu điện ảnh khi chứng kiến cảnh quay phim bên hồ Tây. Năm 1959, bà theo học lớp diễn viên khóa đầu tiên của Trường Sân khấu - Điện ảnh, cùng thời với các nghệ sĩ như: NSND Trà Giang, NSND Lâm Tới, NSND Trần Phương.. Ảnh: Lao độngNăm 1966, nghệ sĩ Thụy Vân đóng phim “Nổi gió” của đạo diễn Huy Thành, chuyển thể từ vở kịch cùng tên của tác giả Đào Hồng Cẩm. Trong phim, bà vào vai Vân - một nữ cán bộ cách mạng kiên cường. Ảnh: Khám pháPhân cảnh nhân vật của nghệ sĩ Thụy Vân bị quấn băng gạc tẩm cồn vào 10 đầu ngón tay rồi châm lửa đốt gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem. Theo nữ nghệ sĩ, bà không tập dượt mà làm một lần là xong cảnh quay này. Ảnh: Dân TríNhờ “Nổi gió”, tên tuổi của nghệ sĩ Thụy Vân được xếp vào hàng ngũ diễn viên nổi tiếng của điện ảnh cách mạng Việt Nam những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Ảnh: Khám pháDiễn xuất tự nhiên cùng nhan sắc xinh đẹp của nghệ sĩ Thụy Vân trong “Nổi gió” chinh phục được nhiều khán giả. Ảnh: Khám pháSau “Nổi gió”, nữ nghệ sĩ tham gia hàng loạt phim như: "Rừng xà nu", "Hai người mẹ", "Xa và gần", "Làng nổi", "Cơn lốc đen", "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Sao tháng Tám", "Đứa con nuôi". Năm 1985, bà đoạt giải Bông sen vàng cho nữ diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam nhờ vai diễn trong “Xa và gần”. Ảnh: Lao độngNghệ sĩ Thụy Vân chia sẻ trên Saigon Tiếp thị, để thành công trong vai diễn, người diễn viên phải xem niềm vui, nỗi đau của nhân vật là niềm vui, nỗi đau của chính bản thân mình và không được khóc giả thì mới lột tả hết tâm trạng, cái thần sắc của vai diễn. Bà thường được các đạo diễn giao vào vai thể hiện nỗi đau của bà mẹ mất con, mất chồng trong chiến tranh. Ảnh: Saigon Tiếp thịKhi tuổi cao, nghệ sĩ Thụy Vân tập trung vào làm thơ. Theo Lao động, bà đã xuất bản hai tập thơ “Tình đời” và “Từng giọt ngọt đời”. Ảnh: Người lao độngXem video: "Ám ảnh "ngọn lửa sống" trong Nổi gió". Nguồn Khám phá
NSND Thụy Vân qua đời vào sáng ngày 16/3 ở tuổi 83 vì bệnh ung thư trực tràng. Ảnh: Zing
Theo Lao động, nghệ sĩ Thụy Vân là con gái nhà văn Nguyễn Lương Ngọc. Khi còn học cấp 3 tại trường Chu Văn An, bà bắt đầu yêu điện ảnh khi chứng kiến cảnh quay phim bên hồ Tây. Năm 1959, bà theo học lớp diễn viên khóa đầu tiên của Trường Sân khấu - Điện ảnh, cùng thời với các nghệ sĩ như: NSND Trà Giang, NSND Lâm Tới, NSND Trần Phương.. Ảnh: Lao động
Năm 1966, nghệ sĩ Thụy Vân đóng phim “Nổi gió” của đạo diễn Huy Thành, chuyển thể từ vở kịch cùng tên của tác giả Đào Hồng Cẩm. Trong phim, bà vào vai Vân - một nữ cán bộ cách mạng kiên cường. Ảnh: Khám phá
Phân cảnh nhân vật của nghệ sĩ Thụy Vân bị quấn băng gạc tẩm cồn vào 10 đầu ngón tay rồi châm lửa đốt gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem. Theo nữ nghệ sĩ, bà không tập dượt mà làm một lần là xong cảnh quay này. Ảnh: Dân Trí
Nhờ “Nổi gió”, tên tuổi của nghệ sĩ Thụy Vân được xếp vào hàng ngũ diễn viên nổi tiếng của điện ảnh cách mạng Việt Nam những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Ảnh: Khám phá
Diễn xuất tự nhiên cùng nhan sắc xinh đẹp của nghệ sĩ Thụy Vân trong “Nổi gió” chinh phục được nhiều khán giả. Ảnh: Khám phá
Sau “Nổi gió”, nữ nghệ sĩ tham gia hàng loạt phim như: "Rừng xà nu", "Hai người mẹ", "Xa và gần", "Làng nổi", "Cơn lốc đen", "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Sao tháng Tám", "Đứa con nuôi". Năm 1985, bà đoạt giải Bông sen vàng cho nữ diễn viên chính xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam nhờ vai diễn trong “Xa và gần”. Ảnh: Lao động
Nghệ sĩ Thụy Vân chia sẻ trên Saigon Tiếp thị, để thành công trong vai diễn, người diễn viên phải xem niềm vui, nỗi đau của nhân vật là niềm vui, nỗi đau của chính bản thân mình và không được khóc giả thì mới lột tả hết tâm trạng, cái thần sắc của vai diễn. Bà thường được các đạo diễn giao vào vai thể hiện nỗi đau của bà mẹ mất con, mất chồng trong chiến tranh. Ảnh: Saigon Tiếp thị
Khi tuổi cao, nghệ sĩ Thụy Vân tập trung vào làm thơ. Theo Lao động, bà đã xuất bản hai tập thơ “Tình đời” và “Từng giọt ngọt đời”. Ảnh: Người lao động
Xem video: "Ám ảnh "ngọn lửa sống" trong Nổi gió". Nguồn Khám phá