Theo Người lao động, NSND Kim Cương bị nhồi máu cơ tim phải vào cấp cứu tại bệnh viện vào ngày 21/9. Đến chiều cùng ngày, nữ nghệ sĩ đã qua cơn nguy kịch. Theo NSND Kim Cương, cách đây 10 năm, bà đã có triệu chứng nhồi máu cơ tim. Ảnh: NLĐ Nghệ sĩ Kim Cương là con gái của nghệ sĩ Bảy Nam. Khi mới 18 ngày tuổi, bà lên sân khấu trong vai con của Quan Âm Thị Kính giữa thập niên 1950. Năm 7 tuổi, Kim Cương được khen ngợi bởi một vai thực sự trong tuồng "Na Tra Lóc Thịt”. Ảnh: Người đưa tinNăm 9 tuổi, bố của nghệ sĩ Kim Cương - ông bầu Cương qua đời. Từ đó, gia đình bà đối mặt với nhiều khó khăn. Nghệ sĩ Bảy Nam không muốn con gái theo nghề hát nên gửi con gái vào trường dòng. Ảnh: Đời sống pháp luậtNăm 19 tuổi, Kim Cương thi rớt tú tài. Khi về thăm mẹ, bà trở lại sân khấu. Gia đình ban đầu chỉ muốn để bà quay lại thời gian ngắn rồi về trường tiếp tục học nhưng không ngờ vai diễn của bà trong vở "Giai nhân và ác quỷ” gây sốt. Ảnh: Đời sống pháp luậtKim Cương trở thành đào chính và gánh vác đoàn hát của gia đình. Thế nhưng, sau đó, bà quyết tâm đến với thoại kịch (kịch nói). Đây được xem là quyết định liều lĩnh. Tuy nhiên, vốn có tài năng nên nữ nghệ sĩ tỏa sáng ở lĩnh vực kịch nói. Ảnh: Người đưa tinNSND Kim Cương đã sáng lập “Đoàn kịch Kim cương". Đây là đoàn kịch chuyên nghiệp bậc nhất miền Nam và là đoàn kịch mẫu mực cho các thế hệ sau này. Không chỉ là diễn viên, NSND Kim Cương còn viết kịch bản, làm đạo diễn. Ảnh: Đời sống pháp luậtTheo Công an TP HCM, bà là tác giả, đạo diễn sân khấu của 70 vở kịch nổi tiếng như “Lá sầu riêng”, “Dưới hai màu áo”, “Trà hoa nữ”, “Tôi là mẹ”. Trước năm 1975, nữ nghệ sĩ còn là tác giả của những bộ phim nhựa đình đám, có chuyên mục kịch trên truyền hình. Ảnh: Công an TP HCMTheo Zing, nghệ sĩ Kim Cương nhận nhiều giải thưởng danh giá như Nữ diễn viên đóng nhiều vai chính nhất của Đại hội điện ảnh Sài Gòn (1973), Nữ diễn viên xuất sắc của Đại hội điện ảnh Á châu (1974), Huân chương Lao động hạng Nhì (2009). Ảnh: Công an TP HCMNăm 2016, NSND Kim Cương cho ra mắt cuốn hồi ký "Nghệ sĩ Kim Cương – Sống cho người, sống cho mình”. Tác phẩm kể về chặng đường hoạt động nghệ thuật và đời tư của bà. Ảnh: VietnamnetKhông chỉ có gia tài nghệ thuật khủng, nghệ sĩ Kim Cương còn được khán giả yêu mến và quý trọng bởi các hoạt động thiện nguyện. Bà hiện là Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP HCM với các hoạt động kêu gọi quyên góp đều đặn mỗi năm. Ảnh: NLĐMời quý độc giả xem video "Nghệ sĩ Kim Cương tham gia Ký ức vui vẻ". Nguồn VTV
Theo Người lao động, NSND Kim Cương bị nhồi máu cơ tim phải vào cấp cứu tại bệnh viện vào ngày 21/9. Đến chiều cùng ngày, nữ nghệ sĩ đã qua cơn nguy kịch. Theo NSND Kim Cương, cách đây 10 năm, bà đã có triệu chứng nhồi máu cơ tim. Ảnh: NLĐ
Nghệ sĩ Kim Cương là con gái của nghệ sĩ Bảy Nam. Khi mới 18 ngày tuổi, bà lên sân khấu trong vai con của Quan Âm Thị Kính giữa thập niên 1950. Năm 7 tuổi, Kim Cương được khen ngợi bởi một vai thực sự trong tuồng "Na Tra Lóc Thịt”. Ảnh: Người đưa tin
Năm 9 tuổi, bố của nghệ sĩ Kim Cương - ông bầu Cương qua đời. Từ đó, gia đình bà đối mặt với nhiều khó khăn. Nghệ sĩ Bảy Nam không muốn con gái theo nghề hát nên gửi con gái vào trường dòng. Ảnh: Đời sống pháp luật
Năm 19 tuổi, Kim Cương thi rớt tú tài. Khi về thăm mẹ, bà trở lại sân khấu. Gia đình ban đầu chỉ muốn để bà quay lại thời gian ngắn rồi về trường tiếp tục học nhưng không ngờ vai diễn của bà trong vở "Giai nhân và ác quỷ” gây sốt. Ảnh: Đời sống pháp luật
Kim Cương trở thành đào chính và gánh vác đoàn hát của gia đình. Thế nhưng, sau đó, bà quyết tâm đến với thoại kịch (kịch nói). Đây được xem là quyết định liều lĩnh. Tuy nhiên, vốn có tài năng nên nữ nghệ sĩ tỏa sáng ở lĩnh vực kịch nói. Ảnh: Người đưa tin
NSND Kim Cương đã sáng lập “Đoàn kịch Kim cương". Đây là đoàn kịch chuyên nghiệp bậc nhất miền Nam và là đoàn kịch mẫu mực cho các thế hệ sau này. Không chỉ là diễn viên, NSND Kim Cương còn viết kịch bản, làm đạo diễn. Ảnh: Đời sống pháp luật
Theo Công an TP HCM, bà là tác giả, đạo diễn sân khấu của 70 vở kịch nổi tiếng như “Lá sầu riêng”, “Dưới hai màu áo”, “Trà hoa nữ”, “Tôi là mẹ”. Trước năm 1975, nữ nghệ sĩ còn là tác giả của những bộ phim nhựa đình đám, có chuyên mục kịch trên truyền hình. Ảnh: Công an TP HCM
Theo Zing, nghệ sĩ Kim Cương nhận nhiều giải thưởng danh giá như Nữ diễn viên đóng nhiều vai chính nhất của Đại hội điện ảnh Sài Gòn (1973), Nữ diễn viên xuất sắc của Đại hội điện ảnh Á châu (1974), Huân chương Lao động hạng Nhì (2009). Ảnh: Công an TP HCM
Năm 2016, NSND Kim Cương cho ra mắt cuốn hồi ký "Nghệ sĩ Kim Cương – Sống cho người, sống cho mình”. Tác phẩm kể về chặng đường hoạt động nghệ thuật và đời tư của bà. Ảnh: Vietnamnet
Không chỉ có gia tài nghệ thuật khủng, nghệ sĩ Kim Cương còn được khán giả yêu mến và quý trọng bởi các hoạt động thiện nguyện. Bà hiện là Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi TP HCM với các hoạt động kêu gọi quyên góp đều đặn mỗi năm. Ảnh: NLĐ
Mời quý độc giả xem video "Nghệ sĩ Kim Cương tham gia Ký ức vui vẻ". Nguồn VTV