Kim Tử Long vừa lên tiếng về việc trượt xét duyệt danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND). Báo Giao thông dẫn lời nam nghệ sĩ: “Tại sao tôi bị trượt trong danh sách gửi đi từ Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM cũng như UBND TP HCM đến Bộ để được xét duyệt NSND. Tôi cũng muốn hỏi tại sao tôi không được xét duyệt vào danh sách, tôi đã bị lỗi gì? Tôi không được cái gì, thiếu cái gì mà không nằm trong danh sách gửi ra Bộ xét duyệt NSND”. Theo Kim Tử Long, anh nhận được câu trả lời về lý do trượt xét duyệt là "do Hội đồng duyệt". Ảnh: Người lao độngKim Tử Long còn chia sẻ, theo quy định của những năm trước, NSƯT cần 2 huy chương mới được xét lên NSND. Những năm trước, anh trượt xét duyệt vì chỉ có 1 huy chương. Tuy nhiên, theo Kim Tử Long, đợt này, quy chế đã không còn nhắm vào huy chương mà vào sự lan tỏa và số năm cống hiến của nghệ sĩ. Ảnh: Báo Giao thôngKim Tử Long sinh năm 1966, trong một gia đình có ba là thầy thuốc. Theo HTV, Kim Tử Long được ba kỳ vọng có thể trở thành bác sĩ hoặc kỹ sư. Tuy nhiên, nam nghệ sĩ lại mê cải lương. Mãi đến năm 14 tuổi, Kim Tử Long được ba đồng ý cho theo đuổi nghệ thuật. Ảnh: HTVKim Tử Long học tại trường Đào tạo diễn viên Nhà hát Trần Hữu Trang, khóa 2, cùng với Thoại Mỹ, Ngọc Huyền, Quang Châu, Tô Châu…Ảnh: HTVỞ trong trường, Kim Tử Long được Má Bảy Phùng Há cùng các thầy cô dạy dỗ. Nghệ danh Kim Tử Long - con rồng vàng nhỏ bay trong bầu trời nghệ thuật do nghệ sĩ Phùng Há đặt cho Kim Tử Long. “Cha mẹ sinh tôi, nhưng người cho tôi nghề với những vai để đời được khán giả thương chính là cô Bảy”, Kim Tử Long chia sẻ trên Zing. Ảnh: HTVVào những năm thập niên 90, giai đoạn hoàng kim của cải lương, nhờ có chất giọng khỏe, cách thể hiện các nhân vật linh hoạt, Kim Tử Long phủ sóng trên các sân khấu qua rất nhiều vở ăn khách như Mây trong “Y Ban và nàng tiên”, Phan Lương trong “Người đẹp bến Tiền Châu”, Gia Đồng trong “Nàng tiên Mẫu Đơn”, Lữ Bố trong “Phụng Nghi Đình”, Mỹ đen trong “Sống trong tình thương”. Ảnh: Người lao độngTheo Lao động, Kim Tử Long từng đoạt giải "Đôi diễn viên được yêu thích nhất" năm 1994 (cùng nghệ sĩ Ngọc Huyền), Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1995, Gương mặt nghệ sĩ tài hoa năm 2000, giải Mai Vàng 2003…Ảnh: Người lao độngKim Tử Long còn là ca sĩ. Trong series kinh điển thập niên 1990 “Mưa bụi”, anh thường kết hợp với Tài Linh thể hiện các bản nhạc Hoa lời Việt, tân cổ. Ảnh: VietnamnetKim Tử Long chia sẻ: “Mưa bụi là kỷ niệm lớn, khán giả rất yêu thích. Một lần tôi ra Hà Nội diễn, khán giả Cung Việt Xô vỗ tay không ngớt. Kết thúc chương trình rất nhiều người tặng tôi tiền, không cầm hết được”. Ảnh: Dân ViệtNhững năm gần đây, nghệ sĩ Kim Tử Long vẫn tích cực hoạt động nghệ thuật. Anh còn thường xuyên tham gia các gameshow. Ảnh: Thế giới điện ảnhXem video "Kim Tử Long kêu gọi ủng hộ ca sĩ Nhật Linh bolero tật nguyền". Nguồn Vietnamnet
Kim Tử Long vừa lên tiếng về việc trượt xét duyệt danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND). Báo Giao thông dẫn lời nam nghệ sĩ: “Tại sao tôi bị trượt trong danh sách gửi đi từ Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM cũng như UBND TP HCM đến Bộ để được xét duyệt NSND. Tôi cũng muốn hỏi tại sao tôi không được xét duyệt vào danh sách, tôi đã bị lỗi gì? Tôi không được cái gì, thiếu cái gì mà không nằm trong danh sách gửi ra Bộ xét duyệt NSND”. Theo Kim Tử Long, anh nhận được câu trả lời về lý do trượt xét duyệt là "do Hội đồng duyệt". Ảnh: Người lao động
Kim Tử Long còn chia sẻ, theo quy định của những năm trước, NSƯT cần 2 huy chương mới được xét lên NSND. Những năm trước, anh trượt xét duyệt vì chỉ có 1 huy chương. Tuy nhiên, theo Kim Tử Long, đợt này, quy chế đã không còn nhắm vào huy chương mà vào sự lan tỏa và số năm cống hiến của nghệ sĩ. Ảnh: Báo Giao thông
Kim Tử Long sinh năm 1966, trong một gia đình có ba là thầy thuốc. Theo HTV, Kim Tử Long được ba kỳ vọng có thể trở thành bác sĩ hoặc kỹ sư. Tuy nhiên, nam nghệ sĩ lại mê cải lương. Mãi đến năm 14 tuổi, Kim Tử Long được ba đồng ý cho theo đuổi nghệ thuật. Ảnh: HTV
Kim Tử Long học tại trường Đào tạo diễn viên Nhà hát Trần Hữu Trang, khóa 2, cùng với Thoại Mỹ, Ngọc Huyền, Quang Châu, Tô Châu…Ảnh: HTV
Ở trong trường, Kim Tử Long được Má Bảy Phùng Há cùng các thầy cô dạy dỗ. Nghệ danh Kim Tử Long - con rồng vàng nhỏ bay trong bầu trời nghệ thuật do nghệ sĩ Phùng Há đặt cho Kim Tử Long. “Cha mẹ sinh tôi, nhưng người cho tôi nghề với những vai để đời được khán giả thương chính là cô Bảy”, Kim Tử Long chia sẻ trên Zing. Ảnh: HTV
Vào những năm thập niên 90, giai đoạn hoàng kim của cải lương, nhờ có chất giọng khỏe, cách thể hiện các nhân vật linh hoạt, Kim Tử Long phủ sóng trên các sân khấu qua rất nhiều vở ăn khách như Mây trong “Y Ban và nàng tiên”, Phan Lương trong “Người đẹp bến Tiền Châu”, Gia Đồng trong “Nàng tiên Mẫu Đơn”, Lữ Bố trong “Phụng Nghi Đình”, Mỹ đen trong “Sống trong tình thương”. Ảnh: Người lao động
Theo Lao động, Kim Tử Long từng đoạt giải "Đôi diễn viên được yêu thích nhất" năm 1994 (cùng nghệ sĩ Ngọc Huyền), Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1995, Gương mặt nghệ sĩ tài hoa năm 2000, giải Mai Vàng 2003…Ảnh: Người lao động
Kim Tử Long còn là ca sĩ. Trong series kinh điển thập niên 1990 “Mưa bụi”, anh thường kết hợp với Tài Linh thể hiện các bản nhạc Hoa lời Việt, tân cổ. Ảnh: Vietnamnet
Kim Tử Long chia sẻ: “Mưa bụi là kỷ niệm lớn, khán giả rất yêu thích. Một lần tôi ra Hà Nội diễn, khán giả Cung Việt Xô vỗ tay không ngớt. Kết thúc chương trình rất nhiều người tặng tôi tiền, không cầm hết được”. Ảnh: Dân Việt
Những năm gần đây, nghệ sĩ Kim Tử Long vẫn tích cực hoạt động nghệ thuật. Anh còn thường xuyên tham gia các gameshow. Ảnh: Thế giới điện ảnh
Xem video "Kim Tử Long kêu gọi ủng hộ ca sĩ Nhật Linh bolero tật nguyền". Nguồn Vietnamnet