Mới đây, nữ diễn viên Thanh Loan được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở tuổi 70. Không ít khán giả cho rằng bà xứng đáng với danh hiệu bởi những cống hiến cho nghệ thuật. Ảnh: Tiền PhongTheo VOV, năm 15 tuổi, nghệ sĩ Thanh Loan theo bạn bè đi tuyển diễn viên bên Quân đội. Tháng 2/1967, bà nhập ngũ vào Trường Nghệ thuật Quân đội. Sau khi học xong, bà về làm diễn viên ở đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị. Ảnh: VTCTrong thời gian ở đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị, nghệ sĩ Thanh Loan đóng nhiều phim như “Người về đồng cói”, “Bài ca ra trận”, đảm nhận vai chính trong các vở kịch như “Nổi gió”, “Đôi mắt, “Chị Nhàn”. Ảnh: VTCKhi Truyền hình Quân đội thành lập, diễn viên Thanh Loan được mời làm phát thanh viên. Được 3 năm thì Truyền hình Quân đội giải thể, bà chuyển sang làm phát thanh viên của Truyền hình Công an nhân dân cho đến lúc về nghỉ hưu. Ảnh: Dân ViệtTheo Thể thao Văn hóa, trong một chuyến công tác vào TP HCM, nghệ sĩ Thanh Loan gặp đạo diễn Long Vân và được mời đóng vai ni cô Huyền Trang - một nữ chiến sĩ biệt động khoác áo tu hành trong "Biệt động Sài Gòn" ra mắt năm 1985. Ảnh: Tiền PhongĐể nhập vai, bà vào chùa tu tập học các nhà sư cách sinh hoạt, đi đứng, nói năng, tụng kinh, gõ mõ, khấn vái, bê tráp, thử sức cảnh bị tra tấn bằng điện, tập chèo ghe, ngâm mình trong sông nước Nam Bộ. Ảnh: VTCVai ni cô Huyền Trang trở thành vai diễn để đời của nghệ sĩ Thanh Loan. Bà được đánh giá hóa thân thành công nữ biệt động Sài Gòn vừa dịu dàng, đằm thắm nhưng rất trung kiên, gan góc. Sau nhiều năm, nhiều khán giả vẫn nhớ và gọi bà là ni cô Huyền Trang. Ảnh: Thể thao văn hóaNghệ sĩ Thanh Loan chia sẻ trên Lao động, sau “Biệt động Sài Gòn”, bà không đóng phim tiếp vì vừa làm đạo diễn vừa làm Phó Giám đốc Điện ảnh Công an cũng như chưa có kịch bản hay nhân vật nào đủ vượt qua cái bóng của Ni cô Huyền Trang. Ảnh: VietnamnetMột số bộ phim có sự góp mặt của nghệ sĩ Thanh Loan trước khi bà nghỉ đóng phim có “Tuổi thơ” (năm 1979), “Người chưa biết nói” (1979), “Bản đề án bị bỏ quên” (năm 1980), “Phương án ba bông hồng” (năm 1981), “Trời xanh qua kẽ lá” (năm 1985), “Bí mật thành phố cấm” (năm 1990)…Ảnh: VTCTheo Vnexpress, theo tiêu chí trước đây, nghệ sĩ Thanh Loan không đủ thành tích xét duyệt danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Tuy nhiên, khi Nhà nước ban hành Nghị định bổ sung, ưu tiên các nghệ sĩ cao tuổi có cống hiến, bà được bạn bè động viên nộp hồ sơ. Ảnh: Dân Việt“Tôi mới chỉ có một giải Cánh Diều Bạc khi làm đạo diễn phim Những người trong truyện và một giải khuyến khích của Hội Điện ảnh Việt Nam cho phim Bộ trưởng của chúng tôi”, “Ni cô Huyền Trang” cho hay. Ảnh: VTVXem video "Gặp lại NSƯT Thanh Loan - Nhân vật trong phim "Biệt động Sài Gòn". Nguồn HANOITV
Mới đây, nữ diễn viên Thanh Loan được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở tuổi 70. Không ít khán giả cho rằng bà xứng đáng với danh hiệu bởi những cống hiến cho nghệ thuật. Ảnh: Tiền Phong
Theo VOV, năm 15 tuổi, nghệ sĩ Thanh Loan theo bạn bè đi tuyển diễn viên bên Quân đội. Tháng 2/1967, bà nhập ngũ vào Trường Nghệ thuật Quân đội. Sau khi học xong, bà về làm diễn viên ở đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị. Ảnh: VTC
Trong thời gian ở đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị, nghệ sĩ Thanh Loan đóng nhiều phim như “Người về đồng cói”, “Bài ca ra trận”, đảm nhận vai chính trong các vở kịch như “Nổi gió”, “Đôi mắt, “Chị Nhàn”. Ảnh: VTC
Khi Truyền hình Quân đội thành lập, diễn viên Thanh Loan được mời làm phát thanh viên. Được 3 năm thì Truyền hình Quân đội giải thể, bà chuyển sang làm phát thanh viên của Truyền hình Công an nhân dân cho đến lúc về nghỉ hưu. Ảnh: Dân Việt
Theo Thể thao Văn hóa, trong một chuyến công tác vào TP HCM, nghệ sĩ Thanh Loan gặp đạo diễn Long Vân và được mời đóng vai ni cô Huyền Trang - một nữ chiến sĩ biệt động khoác áo tu hành trong "Biệt động Sài Gòn" ra mắt năm 1985. Ảnh: Tiền Phong
Để nhập vai, bà vào chùa tu tập học các nhà sư cách sinh hoạt, đi đứng, nói năng, tụng kinh, gõ mõ, khấn vái, bê tráp, thử sức cảnh bị tra tấn bằng điện, tập chèo ghe, ngâm mình trong sông nước Nam Bộ. Ảnh: VTC
Vai ni cô Huyền Trang trở thành vai diễn để đời của nghệ sĩ Thanh Loan. Bà được đánh giá hóa thân thành công nữ biệt động Sài Gòn vừa dịu dàng, đằm thắm nhưng rất trung kiên, gan góc. Sau nhiều năm, nhiều khán giả vẫn nhớ và gọi bà là ni cô Huyền Trang. Ảnh: Thể thao văn hóa
Nghệ sĩ Thanh Loan chia sẻ trên Lao động, sau “Biệt động Sài Gòn”, bà không đóng phim tiếp vì vừa làm đạo diễn vừa làm Phó Giám đốc Điện ảnh Công an cũng như chưa có kịch bản hay nhân vật nào đủ vượt qua cái bóng của Ni cô Huyền Trang. Ảnh: Vietnamnet
Một số bộ phim có sự góp mặt của nghệ sĩ Thanh Loan trước khi bà nghỉ đóng phim có “Tuổi thơ” (năm 1979), “Người chưa biết nói” (1979), “Bản đề án bị bỏ quên” (năm 1980), “Phương án ba bông hồng” (năm 1981), “Trời xanh qua kẽ lá” (năm 1985), “Bí mật thành phố cấm” (năm 1990)…Ảnh: VTC
Theo Vnexpress, theo tiêu chí trước đây, nghệ sĩ Thanh Loan không đủ thành tích xét duyệt danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Tuy nhiên, khi Nhà nước ban hành Nghị định bổ sung, ưu tiên các nghệ sĩ cao tuổi có cống hiến, bà được bạn bè động viên nộp hồ sơ. Ảnh: Dân Việt
“Tôi mới chỉ có một giải Cánh Diều Bạc khi làm đạo diễn phim Những người trong truyện và một giải khuyến khích của Hội Điện ảnh Việt Nam cho phim Bộ trưởng của chúng tôi”, “Ni cô Huyền Trang” cho hay. Ảnh: VTV
Xem video "Gặp lại NSƯT Thanh Loan - Nhân vật trong phim "Biệt động Sài Gòn". Nguồn HANOITV