Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh năm 1925 tại Nghệ An (quê gốc huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Bố của ông thạo hát văn, hát chèo và hát ả đào. Lúc nhỏ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được một giáo viên người Pháp dạy hát những bài thịnh hành thời đó. Ảnh: Thể thao văn hóaNam nhạc sĩ còn được một cha cố người Tây Ban Nha cho vào dàn nhạc nhà thờ hát thánh ca. Ông cũng được một nhạc sĩ người Hoa dạy chơi đàn guitar Hawaii rồi cho tham gia ban nhạc, đi hát trong các phòng trà. Ảnh: Người đưa tinNăm 1945, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý tham gia phong trào Việt Minh. Năm 1949, ông viết bài hát đầu tay “Ai xây chiến lũy”. Năm 1950, nam nhạc sĩ viết ca khúc nổi tiếng “Dư âm”. Ảnh: ZingNgoài “Dư âm”, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý còn là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng khác: “Mẹ yêu con”, “Dáng đứng Bến Tre”, “Bài ca năm tấn”, “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa”, “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ”, “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”...Ảnh: Châu Giang/ Kiến ThứcNhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đoạt nhiều giải thưởng. Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho các nhạc phẩm của mình. Về đời tư, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý có 2 người vợ và 2 người con. Ảnh: Châu Giang/ Kiến ThứcGần đây, câu chuyện nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bị con cái bỏ rơi và sống chật vật lúc cuối đời gây xôn xao dư luận. Cụ thể, trong một bài phỏng vấn mới đây, nam nhạc sĩ kể ông mắc nhiều bệnh, trí nhớ giảm, tay chân rất yếu nên không thể đi đứng được. Ảnh: Báo phụ nữNgoài sức khỏe suy yếu, theo lời nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, ông còn sống trong cảnh cô độc vì bị con cái bỏ rơi. Tác giả “Dư âm” cho hay, 2 người con gái đều không đoái hoài đến bố. Thậm chí, con gái của nhạc sĩ dù sống ở Sài Gòn nhưng 2 năm rồi cũng không đến thăm ông. Ảnh: Báo phụ nữNhạc sĩ Nguyễn Văn Tý còn kể ông sống chật vật lúc cuối đời khi chỉ trông chờ vào phần lương hưu mỗi tháng cùng tiền hỗ trợ của các mạnh thường quân. Sau thông tin bỏ rơi bố, nghệ sĩ piano Thái Linh - con gái thứ 2 của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã lên tiếng phủ nhận. Ảnh: Công an nhân dân onlineNghệ sĩ Thái Linh cho hay, cô chọn cách giữ im lặng vì muốn bảo vệ bố cô. “Bố tôi nay đã già, trên 90 tuổi rồi, không còn nhận thức được nhiều trong hành động, luôn có sự tác động nhất định của những người đang sống bên ông”, cô chia sẻ. Ảnh: Báo phụ nữNghệ sĩ Thái Linh cũng cho hay, thu nhập của bố cô hàng tháng cũng phải trên dưới 20 triệu. Số tiền đó bao gồm: tiền lương hưu, tiền tác quyền ca khúc, tiền tỉnh Hà Tĩnh biếu mỗi tháng, tiền hỗ trợ từ Hội nhạc sĩ...Ảnh: Công an nhân dân onlineHiện câu chuyện về cuộc sống lúc tuổi già của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vẫn tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. (Ảnh: CAND)
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh năm 1925 tại Nghệ An (quê gốc huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Bố của ông thạo hát văn, hát chèo và hát ả đào. Lúc nhỏ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được một giáo viên người Pháp dạy hát những bài thịnh hành thời đó. Ảnh: Thể thao văn hóa
Nam nhạc sĩ còn được một cha cố người Tây Ban Nha cho vào dàn nhạc nhà thờ hát thánh ca. Ông cũng được một nhạc sĩ người Hoa dạy chơi đàn guitar Hawaii rồi cho tham gia ban nhạc, đi hát trong các phòng trà. Ảnh: Người đưa tin
Năm 1945, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý tham gia phong trào Việt Minh. Năm 1949, ông viết bài hát đầu tay “Ai xây chiến lũy”. Năm 1950, nam nhạc sĩ viết ca khúc nổi tiếng “Dư âm”. Ảnh: Zing
Ngoài “Dư âm”,
nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý còn là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng khác: “Mẹ yêu con”, “Dáng đứng Bến Tre”, “Bài ca năm tấn”, “Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa”, “Người đi xây hồ Kẻ Gỗ”, “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”...Ảnh: Châu Giang/ Kiến Thức
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đoạt nhiều giải thưởng. Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho các nhạc phẩm của mình. Về đời tư, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý có 2 người vợ và 2 người con. Ảnh: Châu Giang/ Kiến Thức
Gần đây, câu chuyện nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bị con cái bỏ rơi và sống chật vật lúc cuối đời gây xôn xao dư luận. Cụ thể, trong một bài phỏng vấn mới đây, nam nhạc sĩ kể ông mắc nhiều bệnh, trí nhớ giảm, tay chân rất yếu nên không thể đi đứng được. Ảnh: Báo phụ nữ
Ngoài sức khỏe suy yếu, theo lời nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, ông còn sống trong cảnh cô độc vì bị con cái bỏ rơi. Tác giả “Dư âm” cho hay, 2 người con gái đều không đoái hoài đến bố. Thậm chí, con gái của nhạc sĩ dù sống ở Sài Gòn nhưng 2 năm rồi cũng không đến thăm ông. Ảnh: Báo phụ nữ
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý còn kể ông sống chật vật lúc cuối đời khi chỉ trông chờ vào phần lương hưu mỗi tháng cùng tiền hỗ trợ của các mạnh thường quân. Sau thông tin bỏ rơi bố, nghệ sĩ piano Thái Linh - con gái thứ 2 của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã lên tiếng phủ nhận. Ảnh: Công an nhân dân online
Nghệ sĩ Thái Linh cho hay, cô chọn cách giữ im lặng vì muốn bảo vệ bố cô. “Bố tôi nay đã già, trên 90 tuổi rồi, không còn nhận thức được nhiều trong hành động, luôn có sự tác động nhất định của những người đang sống bên ông”, cô chia sẻ. Ảnh: Báo phụ nữ
Nghệ sĩ Thái Linh cũng cho hay, thu nhập của bố cô hàng tháng cũng phải trên dưới 20 triệu. Số tiền đó bao gồm: tiền lương hưu, tiền tác quyền ca khúc, tiền tỉnh Hà Tĩnh biếu mỗi tháng, tiền hỗ trợ từ Hội nhạc sĩ...Ảnh: Công an nhân dân online
Hiện câu chuyện về cuộc sống lúc tuổi già của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vẫn tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. (Ảnh: CAND)