Ít ai ngờ, bối cảnh phim "Thương nhớ ở ai" hiếm có, khó tìm đến thế

Google News

Theo đạo diễn Bùi Thọ Thịnh, điều khó khăn nhất của đoàn làm phim Thương nhớ ở ai là phải tìm ra từ sân đình, sân kho cho đến từng bờ kênh...

>>> Mời quý độc giả xem trailer phim "Thương nhớ ở ai". Nguồn Youtube:
Trong khi bộ phim Thương nhớ ở ai đã và đang nhận được những phản hồi tích cực từ phía khán giả truyền hình thì đạo diễn Bùi Thọ Thịnh - đạo diễn cùng thực hiện Thương nhớ ở ai với đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã có những tiết lộ bất ngờ về công việc hậu trường thực hiện bộ phim.
Hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình, kho bãi…đậm chất làng quê Việt Nam được tái hiện qua 34 tập phim "Thương nhớ ở ai". 
Đạo diễn Thọ Thịnh cho biết, điều khó khăn nhất của đoàn làm phim là phải tìm ra từ sân đình, sân kho cho đến từng bờ kênh, con sông để dựng lại một làng quê đẹp bình dị thời những năm 1954 - 1975. "Chúng tôi đã phải ghép rất nhiều bối cảnh mới có thể tạo nên khung cảnh một làng quê thật đẹp, thật trù phú về làng quê thời xưa" - đạo diễn Bùi Thọ Thịnh chia sẻ.
Ngoài ra, đoàn làm phim gặp những cái khó trong việc tìm kiếm đạo cụ thực hiện bộ phim, bởi ngay cả vùng nông thôn hiện nay cũng không có những đạo cụ phù hợp với thời điểm diễn ra bộ phim này. Cho nên, ê kíp đã phải tìm cách như tìm đến những nhà sưu tầm vật dụng thời xưa để mượn hoặc mua lại cho phù hợp với từng cảnh quay trong phim.
Để có được những cảnh nông thôn bình dị đẹp đến nao lòng, ê-kíp sản xuất phim "Thương nhớ ở ai" đã phải lặn lội đi tới 18 ngôi làng khác nhau. 

 
Một điểm nữa cũng được đạo diễn thực hiện bộ phim nhấn mạnh rằng, nếu như Bến không chồng phiên bản phim nhựa của đạo diễn Lưu Trọng Ninh được quay tại 3 làng Phù Lãng, Phù Thầy và Đình Phong thì trong phiên bản phim truyền hình dài 34 tập Thương nhớ ở ai, đoàn làm phim đã sử dụng bối cảnh của 18 ngôi làng ở nhiều tỉnh miền Bắc. Trong đó có Làng Đông - một làng quê Bắc Bộ điển hình. Trải qua hai cuộc kháng chiến, ngôi làng vắng bóng đàn ông, chỉ còn những người đàn bà góa ngày ngày tụ tập ở bến nước đầu làng. Họ không chỉ chịu nỗi đau mất mát người thân mà còn bị giam cầm, trói buộc bởi những định kiến hủ tục hà khắc, phải đè nén, chôn giấu những khát khao hạnh phúc cá nhân.
Theo Bảo Ngọc/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)