Mới đây, bộ phim Thương nhớ ở ai của đạo diễn Lưu Trọng Ninh bất ngờ gây xôn xao khi ông yêu cầu các nữ diễn viên trong phim không được mặc áo ngực phía bên trong áo yếm. Lý do được đạo diễn này đưa ra là để tạo sự chân thực cho bối cảnh bộ phim diễn ra vào thời điểm 1954 - 1975. "Xưa các cụ mặc như nào thì mình mặc như thế", đạo diễn Lưu Trọng Ninh chia sẻ thêm. Hình ảnh nữ diễn viên không mặc áo ngực xuất hiện thản nhiên trước mặt các diễn viên nam gây nhiều tranh cãi trong Thương nhớ ở của của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Nhiều ý kiến cho rằng việc xử lý của bộ phim khác cứng nhắc và thiếu tinh tế khi Thương nhớ ở ai là bộ phim truyền hình được phát sóng trên truyền hình quốc gia.Có nhiều bộ phim của Việt Nam xuất hiện chiếc áo yếm đặc trưng của phụ nữ Việt xưa. Trong phim "Bến không chồng" cũng của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, các nhân vật đều mặc áo cánh bên ngoài áo yếm, không làm mất đi tính lịch sử mà vẫn giữ được sự "trong sáng" của bộ phim trên màn ảnh.Trong phim Chí Phèo, chỉ duy nhất diễn viên thủ vai Thị Nở là xuất hiện với trang phục áo yếm. Và cũng chỉ trong cảnh Thị Nở (Đức Lưu) bưng bát cháo Chí Phèo (Bùi Cường) ăn và không có sự xuất hiện của nhân vật nào khác.Chiếc áo yếm của chị Dậu trong bộ phim cùng tên cũng được mặc bên trong áo cánh. Chi tiết chiếc áo được làm bằng vải chứ không phải bằng lụa cũng được đạo diễn chú trọng để cho biết sự nghèo khổ của chị Dậu, thuộc tầng lớp nông dân."Đến hẹn lại lên" (1974) cũng là một bộ phim sử dụng áo yếm như một nét đẹp văn hóa. Chiếc áo yếm bằng lụa được mặc cùng với trang phục của liền chị quan họ khiến cho toàn thể bộ trang phục trở nên tinh tế, nhẹ nhàng và vẫn giữ được tính lịch sử của trang phục.Bộ phim "Tấm Cám: Chuyện chưa kể" của Ngô Thanh Vân là một bộ phim được sản xuất trong thời kỳ h iện đại. Thế nhưng chiếc áo yếm trong phim được cách điệu bằng các loại vải khá dày. Trang phục vẫn giữ được sự nữ tính của các nhân vật lại vừa đảm bảo được sự kín đáo của bộ phim."Mỹ Nhân Kế" là bộ phim có cách chọn lựa trang phục khá "bạo". Tuy nhiên chiếc áo yếm trong phim vẫn giữ được hình ảnh của nó "trong khuôn khổ". Việc sử dụng loại vải dày và có họa tiết cũng giúp tăng phần kín đáo cho các diễn viên nữ.
Mới đây, bộ phim
Thương nhớ ở ai của đạo diễn Lưu Trọng Ninh bất ngờ gây xôn xao khi ông yêu cầu các nữ diễn viên trong phim không được mặc áo ngực phía bên trong
áo yếm. Lý do được đạo diễn này đưa ra là để tạo sự chân thực cho bối cảnh bộ phim diễn ra vào thời điểm 1954 - 1975. "Xưa các cụ mặc như nào thì mình mặc như thế", đạo diễn Lưu Trọng Ninh chia sẻ thêm. Hình ảnh nữ diễn viên không mặc áo ngực xuất hiện thản nhiên trước mặt các diễn viên nam gây nhiều tranh cãi trong Thương nhớ ở của của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Nhiều ý kiến cho rằng việc xử lý của bộ phim khác cứng nhắc và thiếu tinh tế khi Thương nhớ ở ai là bộ phim truyền hình được phát sóng trên truyền hình quốc gia.
Có nhiều bộ phim của Việt Nam xuất hiện chiếc áo yếm đặc trưng của phụ nữ Việt xưa. Trong phim "Bến không chồng" cũng của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, các nhân vật đều mặc áo cánh bên ngoài áo yếm, không làm mất đi tính lịch sử mà vẫn giữ được sự "trong sáng" của bộ phim trên màn ảnh.
Trong phim Chí Phèo, chỉ duy nhất diễn viên thủ vai Thị Nở là xuất hiện với trang phục áo yếm. Và cũng chỉ trong cảnh Thị Nở (Đức Lưu) bưng bát cháo Chí Phèo (Bùi Cường) ăn và không có sự xuất hiện của nhân vật nào khác.
Chiếc áo yếm của chị Dậu trong bộ phim cùng tên cũng được mặc bên trong áo cánh. Chi tiết chiếc áo được làm bằng vải chứ không phải bằng lụa cũng được đạo diễn chú trọng để cho biết sự nghèo khổ của chị Dậu, thuộc tầng lớp nông dân.
"Đến hẹn lại lên" (1974) cũng là một bộ phim sử dụng áo yếm như một nét đẹp văn hóa. Chiếc áo yếm bằng lụa được mặc cùng với trang phục của liền chị quan họ khiến cho toàn thể bộ trang phục trở nên tinh tế, nhẹ nhàng và vẫn giữ được tính lịch sử của trang phục.
Bộ phim "Tấm Cám: Chuyện chưa kể" của Ngô Thanh Vân là một bộ phim được sản xuất trong thời kỳ h iện đại. Thế nhưng chiếc áo yếm trong phim được cách điệu bằng các loại vải khá dày. Trang phục vẫn giữ được sự nữ tính của các nhân vật lại vừa đảm bảo được sự kín đáo của bộ phim.
"Mỹ Nhân Kế" là bộ phim có cách chọn lựa trang phục khá "bạo". Tuy nhiên chiếc áo yếm trong phim vẫn giữ được hình ảnh của nó "trong khuôn khổ". Việc sử dụng loại vải dày và có họa tiết cũng giúp tăng phần kín đáo cho các diễn viên nữ.