Dùng đồ hàng mã đẹp như thật: Khó ai vượt mặt Hồng Lâu Mộng

Google News

Kinh phí quá ít ỏi khiến đoàn "Hồng Lâu Mộng" phải thắt lưng buộc bụng.

Kinh phí bèo bọt không bằng một bộ phim điện ảnh
Bộ phim Hồng Lâu Mộng lập kỷ lục về vốn đầu tư sản xuất và dàn diễn viên ‘chính’ lên tới 151 người. Ban đầu đài Trung ương cho biết khó lòng cung cấp khoản tiền lớn cho đoàn Hồng Lâu Mộng.
May mắn sau đó Phòng kế hoạch và Tài chính của đài đã phê duyệt ưu đãi cho đoàn 5 triệu NDT (16 tỉ đồng). Như vậy toàn bộ số tiền đều được dồn cả cho khâu xử lý kỹ thuật, phục trang tạo hình và dựng cảnh phim trường.
Dung do hang ma dep nhu that: Kho ai vuot mat Hong Lau Mong
 Dù là dự án phim lớn nhưng kinh phí Hồng Lâu Mộng nhận được lại quá "béo bọt".
Trong khi thù lao của mỗi diễn viên cho 1 tập phim vào thời điểm năm 1986 tính cả tiền cơm, tiền trọ và tiền tăng ca chỉ đạt mức 5 NDT.
Có thể nhận thấy số tiền này khi đó thực sự không thấm tháp gì bởi một bộ phim truyền hình 6 tập khi đó mỗi tập cũng chỉ dùng đến 20.000 – 30.000 NDT (66 - 99 triệu đồng) là cùng.
Còn đối với một bộ phim điện ảnh thì không ăn thua, bởi phiên bản điện ảnh Hồng Lâu Mộng được Cục quản lý nhà nước về phát thanh và truyền hình duyệt ngân sách 22 triệu NDT (72 tỉ đồng), rõ ràng cho thấy có sự thiếu công bằng đối với đoàn phim của đạo diễn Vương.
Trong khi một đoàn phim khổng lồ như vậy, riêng tiền lương mỗi tháng phải chi khoản tiền vô cùng lớn. Các diễn viên biên chế của đoàn đều “mượn” từ các đoàn địa phương nên không thể cắt giảm lương tháng của họ mà phải trả gấp đôi số tiền.
Vì kinh phí eo hẹp vì vậy trong thời gian một tháng, nếu diễn viên chưa đến phần phim của mình sẽ được đoàn phim chủ động mua vé tàu cho về nhà giúp tiết kiệm được phí ăn ở cho một đoàn phim khổng lồ lúc bấy giờ.
Tổng cộng trong thời gian quay 2 năm 7 tháng, đoàn đã ghi hình tại 219 địa điểm ở 41 khu vực thuộc 10 tỉnh thành ở Trung Quốc, do đó phí đi lại cũng là một con số không hề nhỏ.
Riêng chuyện lựa thời tiết thích hợp để xuống phía Nam quay cảnh Sử Tương Vân say nằm bên hoa mẫu đơn bị dính vài ngày mưa âm u buộc cả đoàn chỉ còn cách cuộn mình ở khách sạn chờ trời hửng, thế nhưng một ngày trôi qua là thêm một ngày phải trả tiền phòng.
Riêng về trang phục cũng có đến 2.700 bộ và không được phép thiếu một bộ nào. Nguyên liệu đều là lụa từ xưởng may thủ công ở Tô Châu và không được phép cho ra những sản phẩm kém.
Thiếu thốn phải dùng hàng mã quay phim
Tình trạng này được đoàn báo cáo lên phòng kế hoạch và tài chính của Cục nhưng bị từ chối. Do vậy đoàn buộc phải nghĩ cách “thắt lưng buộc bụng”.
Theo đó hai đại cảnh của phim gồm "Nguyên Phi tỉnh thân" và "Đám tang Tần Khả Khanh" buộc phải sử dụng đạo cụ trát giấy cho các vật dụng trong phim như quà biếu, đồ gốm sứ, bình hoa, quan tài gỗ trang trí cầu kỳ...
Sáu chuyên gia đạo cụ của Bắc Kinh được huy động làm trong thời gian 1 năm. Thậm chí những chiếc bình hoa cỡ đại trong phòng của Giả Mẫu cũng đều là đồ hàng mã, sau khi được quét sơn lên khó lòng nhận ra là đồ giả.
Dù vậy không phải tất cả đều là đồ giả hoàn toàn. Khi quay cảnh Hạ Kim Quế cùng Dì Tiết và Tiết Bảo Thoa nghịch làm vỡ bình hoa quý, bên dưới có dòng chữ “Đại Thanh Khang Hy niên chế”.
Rõ ràng đây là đồ cổ “xịn” và buộc phải quay đặc tả nên không thể làm giả được, dù đó chỉ là một chiếc bình giả cổ và cũng tốn một khoản ngân sách đáng kể. Vì vậy khi đập vỡ buộc phải làm một lần “ăn ngay”.
Kết quả khi đạo diễn hô “đập”, lập tức chuyên gia đạo cụ phải làm thật chuẩn, không được phép xót của vì dù sao đó cũng chỉ là đồ giả cổ mà thôi. Có như vậy mới khiến người xem cảm thấy không bị lừa.
Theo Long Hy/ Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)