Từ xa xưa, con người đã ôm giấc mộng trường sinh bất tử. Chính vì vậy, nhiều người thậm chí là các ông hoàng bà chúa đã đi tìm các phương thuốc để có cơ thể bất tử nhưng đều không có kết quả.Vào khoảng 10.000 năm trước, tuổi thọ trung bình của con người dưới 30 tuổi. Tuổi thọ trung bình của người dân trên thế giới tăng từ 65,3 tuổi vào năm 1990 lên 71,5 tuổi vào năm 2013. Số liệu này cho thấy con người đã có những thành tựu đáng kể nhờ nỗ lực phòng chống bệnh tật đã mang lại tác động thực sự và ngày càng đến gần hơn quá trình trường sinh bất lão.Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Trường Đại học California, một loại đồng hồ sinh học đóng vai trò quyết định đối với độ tuổi của các tế bào bên trong con người. Qua đó, các chuyên gia tìm ra bí mật lão hóa của con người.Theo đó, đồng hồ sinh học này ở bên trong cơ thể người và hoạt động dựa trên nhiễm sắc thể (ADN) đo đếm độ tuổi sinh học của các nội tạng và mô trong cơ thể chúng ta.Giáo sư về di truyền học ở Viện Y khoa thuộc Đại học California, Steve Horvath tiết lộ nhiều mô tạng trong cơ thể người khỏe mạnh lão hóa cùng tốc độ với cơ thể. Tuy nhiên, một số mô lại lão hóa nhanh hơn hoặc chậm hơn.Theo tính toán của các chuyên gia, tốc độ lão hóa của các phần mô tạng bị bệnh dao động khá mạnh, với một số mô tạng "ốm" có tuổi sinh học "già hơn" so với các mô tạng khỏe tới 10 năm trời dù chúng ở trong một cơ thể người. Kết quả nghiên cứu này mở ta cơ hội cho các chuyên gia xác định nguy cơ bệnh tật phát triển theo thời gian của mỗi người.Thông qua công trình nghiên cứu cách thức ADN bị lão hóa theo thời gian, các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm ra những cách thức ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình lão hóa của con người trong tương lai. Từ đó giúp con người tiến gần hơn cuộc sống trường sinh bất lão.Các chuyên gia cũng tiến hành phân tích một loại enzyme gọi là telomerse có thể làm chậm tốc độ ngắn lại của các telomere (đoạn cuối nhiễm sắc thể). Telomere là một chuỗi ADN có thể bị thu ngắn lại trong quá trình phân chia tế bào khiến tế bào bị biến dị hoặc chết.Theo kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng 11/2010 trên Tạp chí Nature, khi người ta tách telomerse ra khỏi cơ thể con chuột làm thí nghiệm sau đó cấy trở lại thì quá trình này đã tạo nên hiện tượng “cải lão hoàn đồng” vô cùng ấn tượng.Một số nhà khoa học cho rằng, trường sinh bất tử có thể được thực hiện thông qua các phương pháp kỹ thuật thông qua kỹ thuật nano. Theo đó, những máy móc, thiết bị được sản xuất trên công nghệ nano có thể thâm nhập vào cơ thể chúng ta và giúp chúng ta chữa trị những bộ phận bị tổn thương và hư hại từ đó kéo dài cuộc sống của những người mắc bệnh.
Từ xa xưa, con người đã ôm giấc mộng trường sinh bất tử. Chính vì vậy, nhiều người thậm chí là các ông hoàng bà chúa đã đi tìm các phương thuốc để có cơ thể bất tử nhưng đều không có kết quả.
Vào khoảng 10.000 năm trước, tuổi thọ trung bình của con người dưới 30 tuổi. Tuổi thọ trung bình của người dân trên thế giới tăng từ 65,3 tuổi vào năm 1990 lên 71,5 tuổi vào năm 2013. Số liệu này cho thấy con người đã có những thành tựu đáng kể nhờ nỗ lực phòng chống bệnh tật đã mang lại tác động thực sự và ngày càng đến gần hơn quá trình trường sinh bất lão.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Trường Đại học California, một loại đồng hồ sinh học đóng vai trò quyết định đối với độ tuổi của các tế bào bên trong con người. Qua đó, các chuyên gia tìm ra bí mật lão hóa của con người.
Theo đó, đồng hồ sinh học này ở bên trong cơ thể người và hoạt động dựa trên nhiễm sắc thể (ADN) đo đếm độ tuổi sinh học của các nội tạng và mô trong cơ thể chúng ta.
Giáo sư về di truyền học ở Viện Y khoa thuộc Đại học California, Steve Horvath tiết lộ nhiều mô tạng trong cơ thể người khỏe mạnh lão hóa cùng tốc độ với cơ thể. Tuy nhiên, một số mô lại lão hóa nhanh hơn hoặc chậm hơn.
Theo tính toán của các chuyên gia, tốc độ lão hóa của các phần mô tạng bị bệnh dao động khá mạnh, với một số mô tạng "ốm" có tuổi sinh học "già hơn" so với các mô tạng khỏe tới 10 năm trời dù chúng ở trong một cơ thể người. Kết quả nghiên cứu này mở ta cơ hội cho các chuyên gia xác định nguy cơ bệnh tật phát triển theo thời gian của mỗi người.
Thông qua công trình nghiên cứu cách thức ADN bị lão hóa theo thời gian, các nhà khoa học hy vọng sẽ tìm ra những cách thức ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình lão hóa của con người trong tương lai. Từ đó giúp con người tiến gần hơn cuộc sống trường sinh bất lão.
Các chuyên gia cũng tiến hành phân tích một loại enzyme gọi là telomerse có thể làm chậm tốc độ ngắn lại của các telomere (đoạn cuối nhiễm sắc thể). Telomere là một chuỗi ADN có thể bị thu ngắn lại trong quá trình phân chia tế bào khiến tế bào bị biến dị hoặc chết.
Theo kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng 11/2010 trên Tạp chí Nature, khi người ta tách telomerse ra khỏi cơ thể con chuột làm thí nghiệm sau đó cấy trở lại thì quá trình này đã tạo nên hiện tượng “cải lão hoàn đồng” vô cùng ấn tượng.
Một số nhà khoa học cho rằng, trường sinh bất tử có thể được thực hiện thông qua các phương pháp kỹ thuật thông qua kỹ thuật nano. Theo đó, những máy móc, thiết bị được sản xuất trên công nghệ nano có thể thâm nhập vào cơ thể chúng ta và giúp chúng ta chữa trị những bộ phận bị tổn thương và hư hại từ đó kéo dài cuộc sống của những người mắc bệnh.