Thuốc Thalidomide là sản phẩm do bác sĩ hàng đầu của chính quyền Đức Quốc xã Heinrich làm trưởng nhóm nghiên cứu và điều chế. Ông ta và nhóm nghiên cứu của mình đã thử nghiệm loại thuốc đó tại nhiều trại tập trung ở Ba Lan trong thời gian xảy ra chiến tranh thế giới 2. Ngày 1/10/1957, loại biệt dược trên chính thức có mặt tại thị trường và được quảng cáo có tác dụng giảm đau, an thần, hỗ trợ giấc ngủ. Công ty dược Gruenenthal của Đức phụ trách sản xuất và phân phối biệt dược này từ cuối thập niên 50 đến đầu thập niên 60 thế kỷ XX. Thời gian đầu mới có mặt trên thị trường, biệt dược Thalidomide chứng tỏ công dụng giảm đau, an thần hiệu quả đối với bệnh nhân. Khi đó, nó còn được người tiêu dùng ca tụng là "thần dược" có khả năng chữa được nhiều chứng bệnh khác như mất ngủ, ho, cảm lạnh và nhức đầu.
Đặc biệt, loại thuốc này còn có tác dụng rất lớn đối với thai phụ thời kỳ ốm nghén. Cụ thể, khi uống loại thuốc này, thai phụ sẽ không còn bị chứng nôn mửa vào buổi sáng. Vì vậy, một số lượng lớn phụ nữ có bầu đã dùng loại thuốc này. Tuy nhiên, các thai phụ không hay biết rằng, biệt dược trên có tác dụng phụ khiến đứa con chưa chào đời của họ bị dị tật. Điển hình là chân tay của trẻ sơ sinh sẽ phát triển không như bình thường. Một số trường hợp mắt, tai và các nội tạng của trẻ mới chào đời bị biến dạng hoặc không có. Chỉ trong một thời gian ngắn lưu hành, từ tháng 10/1957 đến đầu năm 1962, biệt dược Thalidomide đã xuất hiện tại ít nhất 46 quốc gia trên thế giới, với hàng chục ngàn người đua nhau mua về sử dụng để chữa đủ thứ bệnh. Trong thời gian trên, tổng cộng có khoảng 10.000 – 20.000 trẻ sơ sinh trên thế giới bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc Thalidomide. Những trẻ sơ sinh mới chào đời có mẹ uống loại thuốc trên đều bị dị tật, khiếm khuyết tay, chân hoặc bị co rút ngón tay, ngón chân, thậm chí cả mắt, tai cũng bị biến dạng.
Đức là quốc gia phát minh và sản xuất loại biệt dược trên nên cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (ít nhất có khoảng 3.000 nạn nhân). Đứng thứ hai là Anh với ít nhất 2.000 nạn nhân. Kế đến là Mỹ, Brazil và nhiều nước khác. Mỗi quốc gia này có vài trăm trẻ em bị dị tật cơ thể nghiêm trọng do thuốc Thalidomide gây ra.
Do trình độ y khoa thời kỳ đó chưa phát triển nên các chuyên gia không sớm phát hiện ra dị tật mà trẻ sơ sinh mắc phải có liên quan đến biệt dược của người Đức. Vì vậy, nó vẫn tiếp tục được sử dụng và ngày càng có nhiều nạn nhân hơn. Cuối cùng, năm 1961, bác sĩ sản khoa William McBride và bác sĩ nhi khoa Widukind Lenz (Australia) đã chứng minh được tác dụng phụ của Thalidomide thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Kể từ đó, nhiều quốc gia ban hành lệnh cấm buôn bán và sử dụng loại thuốc này. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, gần 8.000 nạn nhân đã qua đời khi mới ở tuổi vị thành niên.
Thời gian đầu, khi mới xảy tình trạng sản phụ sinh con dị tật, xã hội Đức đã nổ ra một cuộc tranh luận dữ dội về việc truy tố hung thủ đã gây ra những thảm kịch thương tâm này.
Năm 1970, gần 10 năm sau khi thuốc Thalidomide chính thức bị cấm lưu hành, công ty dược Gruenenthal mới bước đầu thừa nhận một cách không công khai về tác dụng phụ của thuốc.
Họ đã thành lập một quỹ trị giá 150 triệu mác để trợ giúp cho khoảng 3.000 nạn nhân của quốc gia này.
Tuy nhiên, số tiền đó chỉ như muối bỏ bể, không đủ để giúp đỡ cuộc sống của các nạn nhân. Vào ngày 31/8/2012, tại trụ sở chính của hãng dược Đức Gruenenthal ở thành phố Stolberg, ông tổng giám đốc Harald Stock đã chính thức lên tiếng xin lỗi những sản phụ đã sử dụng thuốc Thalidomide khiến thai nhị bị dị tật trong hai thập niên 1950 và 1960: “Sau 50 năm, chúng tôi hy vọng nhận được sự tha thứ của những người sử dụng thuốc này”. Để thể hiện sự hối tiếc của mình, hãng dược này còn khánh thành tượng đồng có hình một em bé bị dị dạng, không chân tay. Tuy nhiên, lời xin lỗi của Gruenenthal được cho là quá muộn màng.
Thuốc Thalidomide là sản phẩm do bác sĩ hàng đầu của chính quyền Đức Quốc xã Heinrich làm trưởng nhóm nghiên cứu và điều chế. Ông ta và nhóm nghiên cứu của mình đã thử nghiệm loại thuốc đó tại nhiều trại tập trung ở Ba Lan trong thời gian xảy ra chiến tranh thế giới 2.
Ngày 1/10/1957, loại biệt dược trên chính thức có mặt tại thị trường và được quảng cáo có tác dụng giảm đau, an thần, hỗ trợ giấc ngủ. Công ty dược Gruenenthal của Đức phụ trách sản xuất và phân phối biệt dược này từ cuối thập niên 50 đến đầu thập niên 60 thế kỷ XX. Thời gian đầu mới có mặt trên thị trường, biệt dược Thalidomide chứng tỏ công dụng giảm đau, an thần hiệu quả đối với bệnh nhân. Khi đó, nó còn được người tiêu dùng ca tụng là "thần dược" có khả năng chữa được nhiều chứng bệnh khác như mất ngủ, ho, cảm lạnh và nhức đầu.
Đặc biệt, loại thuốc này còn có tác dụng rất lớn đối với thai phụ thời kỳ ốm nghén. Cụ thể, khi uống loại thuốc này, thai phụ sẽ không còn bị chứng nôn mửa vào buổi sáng. Vì vậy, một số lượng lớn phụ nữ có bầu đã dùng loại thuốc này. Tuy nhiên, các thai phụ không hay biết rằng, biệt dược trên có tác dụng phụ khiến đứa con chưa chào đời của họ bị dị tật. Điển hình là chân tay của trẻ sơ sinh sẽ phát triển không như bình thường. Một số trường hợp mắt, tai và các nội tạng của trẻ mới chào đời bị biến dạng hoặc không có.
Chỉ trong một thời gian ngắn lưu hành, từ tháng 10/1957 đến đầu năm 1962, biệt dược Thalidomide đã xuất hiện tại ít nhất 46 quốc gia trên thế giới, với hàng chục ngàn người đua nhau mua về sử dụng để chữa đủ thứ bệnh.
Trong thời gian trên, tổng cộng có khoảng 10.000 – 20.000 trẻ sơ sinh trên thế giới bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc Thalidomide. Những trẻ sơ sinh mới chào đời có mẹ uống loại thuốc trên đều bị dị tật, khiếm khuyết tay, chân hoặc bị co rút ngón tay, ngón chân, thậm chí cả mắt, tai cũng bị biến dạng.
Đức là quốc gia phát minh và sản xuất loại biệt dược trên nên cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (ít nhất có khoảng 3.000 nạn nhân). Đứng thứ hai là Anh với ít nhất 2.000 nạn nhân. Kế đến là Mỹ, Brazil và nhiều nước khác. Mỗi quốc gia này có vài trăm trẻ em bị dị tật cơ thể nghiêm trọng do thuốc Thalidomide gây ra.
Do trình độ y khoa thời kỳ đó chưa phát triển nên các chuyên gia không sớm phát hiện ra dị tật mà trẻ sơ sinh mắc phải có liên quan đến biệt dược của người Đức. Vì vậy, nó vẫn tiếp tục được sử dụng và ngày càng có nhiều nạn nhân hơn. Cuối cùng, năm 1961, bác sĩ sản khoa William McBride và bác sĩ nhi khoa Widukind Lenz (Australia) đã chứng minh được tác dụng phụ của Thalidomide thực sự ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển của thai nhi.
Kể từ đó, nhiều quốc gia ban hành lệnh cấm buôn bán và sử dụng loại thuốc này. Theo thống kê của các cơ quan chức năng, gần 8.000 nạn nhân đã qua đời khi mới ở tuổi vị thành niên.
Thời gian đầu, khi mới xảy tình trạng sản phụ sinh con dị tật, xã hội Đức đã nổ ra một cuộc tranh luận dữ dội về việc truy tố hung thủ đã gây ra những thảm kịch thương tâm này.
Năm 1970, gần 10 năm sau khi thuốc Thalidomide chính thức bị cấm lưu hành, công ty dược Gruenenthal mới bước đầu thừa nhận một cách không công khai về tác dụng phụ của thuốc.
Họ đã thành lập một quỹ trị giá 150 triệu mác để trợ giúp cho khoảng 3.000 nạn nhân của quốc gia này.
Tuy nhiên, số tiền đó chỉ như muối bỏ bể, không đủ để giúp đỡ cuộc sống của các nạn nhân.
Vào ngày 31/8/2012, tại trụ sở chính của hãng dược Đức Gruenenthal ở thành phố Stolberg, ông tổng giám đốc Harald Stock đã chính thức lên tiếng xin lỗi những sản phụ đã sử dụng thuốc Thalidomide khiến thai nhị bị dị tật trong hai thập niên 1950 và 1960: “Sau 50 năm, chúng tôi hy vọng nhận được sự tha thứ của những người sử dụng thuốc này”.
Để thể hiện sự hối tiếc của mình, hãng dược này còn khánh thành tượng đồng có hình một em bé bị dị dạng, không chân tay. Tuy nhiên, lời xin lỗi của Gruenenthal được cho là quá muộn màng.