Ngày 23 tháng Chạp ở một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc... là ngày lễ cúng Táo Quân hay tiễn Ông Công Ông Táo lên trời. Đây là một ngày lễ quan trọng, được nhiều người coi là cột mốc đánh dấu sự khởi đầu của ngày Tết cổ truyền.Vào ngày này, các gia đình thường mua ba con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lễ xong đem ra sông thả, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về thiên đình. Một số người thay cá chép sống bằng cá giấy, được đem đi hóa vàng cùng các loại vàng mã sau khi lễ. Tục thả cá chép này xuất phát từ sự tích Ông Công Ông Táo mà hầu như ai cũng đã nghe ít nhất một lần trong đời. Nhưng có một khía cạnh khiến nhiều người thắc mắc mà trong sự tích không lý giải rõ ràng, đó là tại sao Táo Quân chỉ cưỡi cá chép chứ không cưỡi một loài vật nào khác?Điều này được giải thích như sau: Rồng là loài vật duy nhất có thể bay lên thiên đình, và trong muôn loài, chỉ có cá chép mới có thể hóa rồng. Vậy nên Táo Quân không có lựa chọn nào khác ngoài cá chép. Tình tiết cá chép hóa rồng lại khởi nguồn từ một sự tích rất nổi tiếng.Theo đó, vào thời kỳ rất xa xưa, có một năm thiên giới không có đủ rồng để phun mưa, khiến cho chúng sinh dưới hạ giới lầm than vì hạn hán. Vì vậy, Ngọc Hoàng Thượng đế đã mở cuộc thi để tìm một con vật có thể làm rồng.Cuộc thi chỉ dành cho các loài sống dưới nước, có ba vòng thi với ba đợt sóng dữ dội và bất kỳ con vật nào vượt qua sẽ biến thành rồng. Trong suốt một tháng, nhiều loài vật khác nhau đã cố gắng nhưng không thể vượt qua ba đợt sóng khắc nghiệt này.Chứng kiến sự thất bại của hết loài này đến loài khác, nhưng cá chép đã không nản lòng, mà ngược lại còn quyết tâm hơn nữa. Dù có sóng mạnh, gió dữ dội, nhưng nhờ nỗ lực và sự kiên trì mà nó đã vượt qua và đi thẳng đến cửa vũ môn.Từ đó, cá chép biến thành rồng và bay lên trời, phun mưa xuống trần gian. Nhờ những giọt mưa do rồng ban phát mà vạn vật hồi sinh, cuộc sống ấm no dần dần trở lại. Như vậy, từ một con vật rất bình thường, cá chép đã trở thành cứu tinh cho muôn loài nhờ nghị lực của mình.Qua sự tích này, có thể thấy rằng tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp còn ẩn chứa một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đó là đề cao sự nhẫn nại, tinh thần vượt khó để vươn tới thành công, như cá chép vượt sóng để thăng hoa thành rồng thuở nào... Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Ngày 23 tháng Chạp ở một số nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc... là ngày lễ cúng Táo Quân hay tiễn Ông Công Ông Táo lên trời. Đây là một ngày lễ quan trọng, được nhiều người coi là cột mốc đánh dấu sự khởi đầu của ngày Tết cổ truyền.
Vào ngày này, các gia đình thường mua ba con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lễ xong đem ra sông thả, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về thiên đình. Một số người thay cá chép sống bằng cá giấy, được đem đi hóa vàng cùng các loại vàng mã sau khi lễ.
Tục thả cá chép này xuất phát từ sự tích Ông Công Ông Táo mà hầu như ai cũng đã nghe ít nhất một lần trong đời. Nhưng có một khía cạnh khiến nhiều người thắc mắc mà trong sự tích không lý giải rõ ràng, đó là tại sao Táo Quân chỉ cưỡi cá chép chứ không cưỡi một loài vật nào khác?
Điều này được giải thích như sau: Rồng là loài vật duy nhất có thể bay lên thiên đình, và trong muôn loài, chỉ có cá chép mới có thể hóa rồng. Vậy nên Táo Quân không có lựa chọn nào khác ngoài cá chép. Tình tiết cá chép hóa rồng lại khởi nguồn từ một sự tích rất nổi tiếng.
Theo đó, vào thời kỳ rất xa xưa, có một năm thiên giới không có đủ rồng để phun mưa, khiến cho chúng sinh dưới hạ giới lầm than vì hạn hán. Vì vậy, Ngọc Hoàng Thượng đế đã mở cuộc thi để tìm một con vật có thể làm rồng.
Cuộc thi chỉ dành cho các loài sống dưới nước, có ba vòng thi với ba đợt sóng dữ dội và bất kỳ con vật nào vượt qua sẽ biến thành rồng. Trong suốt một tháng, nhiều loài vật khác nhau đã cố gắng nhưng không thể vượt qua ba đợt sóng khắc nghiệt này.
Chứng kiến sự thất bại của hết loài này đến loài khác, nhưng cá chép đã không nản lòng, mà ngược lại còn quyết tâm hơn nữa. Dù có sóng mạnh, gió dữ dội, nhưng nhờ nỗ lực và sự kiên trì mà nó đã vượt qua và đi thẳng đến cửa vũ môn.
Từ đó, cá chép biến thành rồng và bay lên trời, phun mưa xuống trần gian. Nhờ những giọt mưa do rồng ban phát mà vạn vật hồi sinh, cuộc sống ấm no dần dần trở lại. Như vậy, từ một con vật rất bình thường, cá chép đã trở thành cứu tinh cho muôn loài nhờ nghị lực của mình.
Qua sự tích này, có thể thấy rằng tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp còn ẩn chứa một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đó là đề cao sự nhẫn nại, tinh thần vượt khó để vươn tới thành công, như cá chép vượt sóng để thăng hoa thành rồng thuở nào...
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.