Đôi chim anh vũ, tức chim vẹt, được thờ trong nhà Bái đường của đền Ngọc Sơn, ngôi đền nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Tục thờ chim vẹt là một tín ngưỡng độc đáo của người Việt, gắn với các truyền thuyết ly kỳ liên quan đến nhà Hậu Lê và các chúa Trịnh, được ghi lại trong sử sách.Theo tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, một lần nghĩa quân Lam Sơn bị thất trận phải rút lui vào trong rừng sâu để bảo toàn lực lượng. Trong lúc lương thực hết, nghĩa quân đã kiệt sức thì một con vẹt bay qua.Từ miệng con vẹt, một loại quả đỏ tươi rơi xuống. Các binh sĩ nghĩ rằng quả chín chim ăn được thì con người cũng có thể ăn được, liền theo con chim đến một thung lũng có loại quả này chín rộ. Đó chính là quả bồ quân, loại quả quen thuộc với người dân xứ Thanh ngày nay.Những quả bồ quân mà con vẹt mang đến đó đã giúp cho nghĩa quân Lam Sơn qua khỏi cơn hoạn nạn, tiếp tục chuẩn bị lực lượng chiến đấu chống quân Minh. Và cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn năm 1427.Sau đó lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Lê Lợi (1385-1433) lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ. Nhớ lại công lao của con vẹt khi xưa, vua Lê đã lệnh cho tạc tượng vẹt để thờ một cách trang trọng...Một giai thoại khác cũng được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam ghi chép, về tục thờ vẹt liên quan đến chúa Trịnh Kiểm (1503-1570) người mở đầu sự nghiệp của các chúa Trịnh. Theo đó, Trịnh Kiểm mồ côi cha từ nhỏ, gia cảnh khó khăn. Ông bắt đầu sự nghiệp trong vai trò người huấn luyện đàn ngựa chiến cho một viên tướng nhà Mạc.Được ít lâu có người khuyên Trịnh Kiểm không nên cộng tác với tướng nhà Mạc. Trịnh Kiểm nghe theo và mang theo con ngựa chiến đầu đàn rời doanh trại. Tướng nhà Mạc rất tức giận, bắt mẹ của Trịnh Kiểm nhốt vào một cái cũi tre, lấy đá lớn cột lại, thả xuống vực nước sâu.Đêm ấy nước sông như sôi lên, sấm chớp cùng mưa nguồn cuồn cuộn đổ về. Sáng ra trời ngừng mưa, nơi vực xoáy nhấn chìm mẹ Trịnh Kiểm chiều hôm trước bỗng nổi lên một gò đất lớn chạy từ giữa sông vào bờ, thành ngôi mộ thiên táng kỳ lạ ôm giữ thi hài của bà.Lạ hơn, phía trên ngôi mộ có một đàn vẹt đông đảo bay kín như một đám mây lượn quanh bảo vệ, che chở cho ngôi mộ. Đàn vẹt ở đó rất lâu rồi bay đi. Vì vậy, nhà Trịnh rất tôn thờ chim vẹt và coi đó là biểu tượng của dòng họ mình...Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.
Đôi chim anh vũ, tức chim vẹt, được thờ trong nhà Bái đường của đền Ngọc Sơn, ngôi đền nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Tục thờ chim vẹt là một tín ngưỡng độc đáo của người Việt, gắn với các truyền thuyết ly kỳ liên quan đến nhà Hậu Lê và các chúa Trịnh, được ghi lại trong sử sách.
Theo tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, một lần nghĩa quân Lam Sơn bị thất trận phải rút lui vào trong rừng sâu để bảo toàn lực lượng. Trong lúc lương thực hết, nghĩa quân đã kiệt sức thì một con vẹt bay qua.
Từ miệng con vẹt, một loại quả đỏ tươi rơi xuống. Các binh sĩ nghĩ rằng quả chín chim ăn được thì con người cũng có thể ăn được, liền theo con chim đến một thung lũng có loại quả này chín rộ. Đó chính là quả bồ quân, loại quả quen thuộc với người dân xứ Thanh ngày nay.
Những quả bồ quân mà con vẹt mang đến đó đã giúp cho nghĩa quân Lam Sơn qua khỏi cơn hoạn nạn, tiếp tục chuẩn bị lực lượng chiến đấu chống quân Minh. Và cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn năm 1427.
Sau đó lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Lê Lợi (1385-1433) lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Lê Thái Tổ. Nhớ lại công lao của con vẹt khi xưa, vua Lê đã lệnh cho tạc tượng vẹt để thờ một cách trang trọng...
Một giai thoại khác cũng được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam ghi chép, về tục thờ vẹt liên quan đến chúa Trịnh Kiểm (1503-1570) người mở đầu sự nghiệp của các chúa Trịnh. Theo đó, Trịnh Kiểm mồ côi cha từ nhỏ, gia cảnh khó khăn. Ông bắt đầu sự nghiệp trong vai trò người huấn luyện đàn ngựa chiến cho một viên tướng nhà Mạc.
Được ít lâu có người khuyên Trịnh Kiểm không nên cộng tác với tướng nhà Mạc. Trịnh Kiểm nghe theo và mang theo con ngựa chiến đầu đàn rời doanh trại. Tướng nhà Mạc rất tức giận, bắt mẹ của Trịnh Kiểm nhốt vào một cái cũi tre, lấy đá lớn cột lại, thả xuống vực nước sâu.
Đêm ấy nước sông như sôi lên, sấm chớp cùng mưa nguồn cuồn cuộn đổ về. Sáng ra trời ngừng mưa, nơi vực xoáy nhấn chìm mẹ Trịnh Kiểm chiều hôm trước bỗng nổi lên một gò đất lớn chạy từ giữa sông vào bờ, thành ngôi mộ thiên táng kỳ lạ ôm giữ thi hài của bà.
Lạ hơn, phía trên ngôi mộ có một đàn vẹt đông đảo bay kín như một đám mây lượn quanh bảo vệ, che chở cho ngôi mộ. Đàn vẹt ở đó rất lâu rồi bay đi. Vì vậy, nhà Trịnh rất tôn thờ chim vẹt và coi đó là biểu tượng của dòng họ mình...
Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.