Thí nghiệm nhà tù Stanford là một nghiên cứu tâm lý nhằm tìm hiểu và đánh giá về hành vi của tù nhân và cai ngục cũng như xem xét biểu hiện của họ trong từng vai trò khác nhau.
Thí nghiệm trên do nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu là nhà tâm lý học Philip Zimbardo công tác tại
Đại học Stanford (Mỹ) tiến hành vào năm 1971.
Các tình nguyện viên tham gia chương trình thí nghiệm trên là các sinh viên chưa tốt nghiệp đại học. Họ được chia làm hai nhóm. Một nhóm đóng vai "cai ngục" và một nhóm đóng vai "tù nhân" sống trong một nhà tù giả được dựng dưới tầng hầm của Đại học Stanford.
Khi tiến hành thí nghiệm trên, các “tù nhân” và “cai ngục” nhanh chóng thích nghi với vai trò mới của mình. Thậm chí, những tình nguyện viên còn “nhập vai” quá tốt so với dự kiến của các nhà
khoa học. Chính vì vậy, họ đã gặp phải một số tình huống nguy hiểm và bị tổn thương tâm lý.
Cụ thể, 1/3 "cai ngục" được đánh giá xuất hiện hành vi bạo lực, tàn bạo, trong khi nhiều "tù nhân" bị tổn thương về mặt tinh thần ngay cả sau khi kết thúc cuộc thí nghiệm. Ngay sau đó, thí nghiệm man rợ trên nhanh chóng bị hủy bỏ do những tác động tiêu cực đến đối tượng tham gia. Cuối cùng, dưới sức ép đến từ sự phản đối của dư luận về việc lạm dụng các tình nguyện viên, nhà tâm lý học Zimbardo đã chấm dứt toàn bộ thí nghiệm man rợ trên sớm hơn dự định.