Những xác ướp hun khói ở quận Aseki, Papua New Guinea dính đầy đất sét đỏ và ở trong những tình trạng phân hủy khác nhau.Người dân bộ tộc Anga ở quận Aseki thường đặt thi hài người chết ở những vách đá cao dựng đứng và nhìn về hướng ngôi làng phía dưới - nơi mà người quá cố từng sống.Một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình ướp xác của người Anga đó là loại bỏ nước trong thi thể người chết.Do vậy, người Anga không dùng muối để ướp xác mà hun khói thi thể người chết trong nhiều tháng trời.Đầu gối, khuỷu tay và bàn chân của người chết được cắt ra để phần mỡ trong cơ thể thoát ra bên ngoài hoàn toàn. Sau đó, các cọc tre được chọc xuyên qua thi thể người chết và phần mỡ chảy ra từ thi thể được dùng để xoa lên cơ thể của những người họ hàng đang sống.Thông qua nghi lễ này, người Anga tin rằng sức mạnh của người quá cố được cho là sẽ chuyển giao cho những người sống. Theo một số nguồn tin, phần mỡ còn lại được sử dụng như một loại dầu ăn.Kế đến, mắt, miệng và hậu môn của xác chết được khâu lại để hạn chế không khí vào cơ thể và ngăn xác ướp mục nát. Thi hài sau đó được hun khói, làm khô thi thể.Sau cùng, người Anga phủ đất sét đỏ lên xác chết để duy trì cấu trúc xương. Những xác ướp đó còn được cố định bởi những cây tre trong tư thế như còn sống.Xác ướp hun khói được treo lên vách đá. Một số xác ướp cổ xưa của người Anga bị phân hủy thành những đống xương sau hàng trăm năm. Trong khi đó, có xác ướp còn nguyên móng tay.
Những xác ướp hun khói ở quận Aseki, Papua New Guinea dính đầy đất sét đỏ và ở trong những tình trạng phân hủy khác nhau.
Người dân bộ tộc Anga ở quận Aseki thường đặt thi hài người chết ở những vách đá cao dựng đứng và nhìn về hướng ngôi làng phía dưới - nơi mà người quá cố từng sống.
Một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình ướp xác của người Anga đó là loại bỏ nước trong thi thể người chết.
Do vậy, người Anga không dùng muối để ướp xác mà hun khói thi thể người chết trong nhiều tháng trời.
Đầu gối, khuỷu tay và bàn chân của người chết được cắt ra để phần mỡ trong cơ thể thoát ra bên ngoài hoàn toàn. Sau đó, các cọc tre được chọc xuyên qua thi thể người chết và phần mỡ chảy ra từ thi thể được dùng để xoa lên cơ thể của những người họ hàng đang sống.
Thông qua nghi lễ này, người Anga tin rằng sức mạnh của người quá cố được cho là sẽ chuyển giao cho những người sống. Theo một số nguồn tin, phần mỡ còn lại được sử dụng như một loại dầu ăn.
Kế đến, mắt, miệng và hậu môn của xác chết được khâu lại để hạn chế không khí vào cơ thể và ngăn xác ướp mục nát. Thi hài sau đó được hun khói, làm khô thi thể.
Sau cùng, người Anga phủ đất sét đỏ lên xác chết để duy trì cấu trúc xương. Những xác ướp đó còn được cố định bởi những cây tre trong tư thế như còn sống.
Xác ướp hun khói được treo lên vách đá. Một số xác ướp cổ xưa của người Anga bị phân hủy thành những đống xương sau hàng trăm năm. Trong khi đó, có xác ướp còn nguyên móng tay.