Ở khu vực Nam Sulawesi của Indonesia có một tộc người gọi là Toraja. Cộng đồng người Toraja dường như là tộc người có nghi thức cử hành tang lễ phức tạp và kỳ quái nhất hành tinh.Từ quá trình ướp xác kỳ công đến công đoạn bảo quản các cơ quan, bộ phận đến đục đẽo hang động, thân cây để người chết có thể an nghỉ cũng mất rất nhiều thời gian và công sức.Có vẻ người Toraja không sợ chết, họ kính trọng cái chết như một phần cần thiết của cuộc sống muôn màu.Khi một người Toraja chết đi, họ sẽ không được chôn xuống đất mà sẽ được an táng trong các hang nhỏ được đào trên vách núi cùng với đó là một loạt nghi thức mai táng diễn ra trong nhiều ngày. Những nghi thức lễ lạt không diễn ra ngay lập tức sau khi chết, đầu tiên, cơ thể người chết sẽ trải qua một quá trình ướp xác phức tạp để bảo quản cho đến khi gia đình người chết có đủ tiền để làm một đám tang hoàn chỉnh.Điều này thường có thể mất vài tuần, đôi khi nhiều năm. Trong thực tế, cho đến khi cơ thể được chôn cất, người đã khuất không được coi là đã chết. Những xác ướp được mặc quần áo và "sống" với gia đình tại nhà.Khi gia đình người chết có đủ điều kiện, các nghi thức sẽ bắt đầu. Hàng chục con trâu và hàng trăm con lợn bị giết để phục vụ cho những nghi thức mai táng long trọng này. Kèm theo đó là các "tau tau", hình nộm bằng gỗ được đặt trên vách của hang động.Những bức tượng "tau tau".Có một điểm khác biệt là khi những đứa trẻ sơ sinh chẳng may qua đời, chúng sẽ không được chôn trong các hang động bằng đá mà được chôn trong các thân cây lâu năm. Những thân cây được khoét rỗng và đứa trẻ được đặt vào đó, người ta tin rằng những em bé sẽ được cây cổ thụ hấp thụ và mạnh mẽ hơn.Hàng năm hoặc lâu hơn, những người chết được mặc quần áo chỉnh tề, dắt đi dạo quanh làng theo nghi lễ gọi là "Ma'Nene" như một lời tạm biệt cuối cùng.
Ở khu vực Nam Sulawesi của Indonesia có một tộc người gọi là Toraja. Cộng đồng người Toraja dường như là tộc người có nghi thức cử hành tang lễ phức tạp và kỳ quái nhất hành tinh.
Từ quá trình ướp xác kỳ công đến công đoạn bảo quản các cơ quan, bộ phận đến đục đẽo hang động, thân cây để người chết có thể an nghỉ cũng mất rất nhiều thời gian và công sức.
Có vẻ người Toraja không sợ chết, họ kính trọng cái chết như một phần cần thiết của cuộc sống muôn màu.
Khi một người Toraja chết đi, họ sẽ không được chôn xuống đất mà sẽ được an táng trong các hang nhỏ được đào trên vách núi cùng với đó là một loạt nghi thức mai táng diễn ra trong nhiều ngày. Những nghi thức lễ lạt không diễn ra ngay lập tức sau khi chết, đầu tiên, cơ thể người chết sẽ trải qua một quá trình ướp xác phức tạp để bảo quản cho đến khi gia đình người chết có đủ tiền để làm một đám tang hoàn chỉnh.
Điều này thường có thể mất vài tuần, đôi khi nhiều năm. Trong thực tế, cho đến khi cơ thể được chôn cất, người đã khuất không được coi là đã chết. Những xác ướp được mặc quần áo và "sống" với gia đình tại nhà.
Khi gia đình người chết có đủ điều kiện, các nghi thức sẽ bắt đầu. Hàng chục con trâu và hàng trăm con lợn bị giết để phục vụ cho những nghi thức mai táng long trọng này. Kèm theo đó là các "tau tau", hình nộm bằng gỗ được đặt trên vách của hang động.
Những bức tượng "tau tau".
Có một điểm khác biệt là khi những đứa trẻ sơ sinh chẳng may qua đời, chúng sẽ không được chôn trong các hang động bằng đá mà được chôn trong các thân cây lâu năm. Những thân cây được khoét rỗng và đứa trẻ được đặt vào đó, người ta tin rằng những em bé sẽ được cây cổ thụ hấp thụ và mạnh mẽ hơn.
Hàng năm hoặc lâu hơn, những người chết được mặc quần áo chỉnh tề, dắt đi dạo quanh làng theo nghi lễ gọi là "Ma'Nene" như một lời tạm biệt cuối cùng.