Vào năm 1712, người Tây Ban Nha đã huy động một hạm đội tàu lớn để chở kho báu mà quốc gia này có được từ Thế giới mới về nước. Ngay từ thế kỷ 16 - 18, các hạm đội tàu mạnh của một số cường quốc thường di chuyển dọc khu vực biển giữa Tây Ban Nha và châu Mỹ nhằm chuyển số của cải giá trị về nước. Tới năm 1715, họ đã xây dựng được hạm đội gồm 11 tàu. Mỗi chiếc tàu đều chở đầy vàng, bạc, ngọc trai, các loại đá quý, gia vị và cả bột chàm.
Do phải đối mặt với nạn cướp biển nên các hạm đội tàu chở số của cải trên được trang bị nhiều loại vũ khí và binh sĩ để đưa số châu báu về nước an toàn. Tuy nhiên, họ không thể chống chọi được trận bão biển lớn, khiến 11 con tàu trên chìm xuống đáy biển. Theo ước tính, số của cải chìm xuống đáy biển Florida, Mỹ trị giá khoảng 2 tỉ USD.
|
Cho đến nay, giới chuyên gia vẫn chưa từ bỏ hy vọng tìm thấy số kho báu của hạm đội Tây Ban Nha bị đại dương "nuốt chửng" năm 1715. |
Theo kế hoạch,
hạm đội tàu hùng hậu của Tây Ban Nha trên sẽ bắt đầu hành trình trở về nước trước khi mùa mưa bão đến. Tuy nhiên, sau 6 ngày khởi hành, hạm đội tàu của Tây Ban Nha gặp phải thảm họa thiên nhiên trên khiến hàng nghìn thủy thủ thiệt mạng và toàn bộ số của cải mang theo chìm sâu xuống đáy đại dương sâu thẳm.
Kể từ khi gặp nạn cho đến nay, các chuyên gia đã tìm thấy 7 trong số 11 con tàu chở kho báu trị giá khoảng 2 tỉ USD. Tuy nhiên, họ chỉ tìm thấy một lượng rất nhỏ kho báu trên những chiếc tàu đó. Trong số đó có con tàu Urca de Lima ở ngoài khơi bờ biển Florida. Việc phát hiện những xác tàu chở đầy châu báu trên giúp các chuyên gia tìm hiểu lịch sử hàng hải của các cường quốc biển ở châu Mỹ.
Do chưa tìm thấy toàn bộ số kho báu bị mất, các chuyên gia, nhà thám hiểm, các thợ săn tìm kho báu vẫn cố gắng truy tìm tung tích con tàu San Miguel. Đây là con tàu được cho là chở nhiều vàng bạc, đá quý... nhất trong hạm đội của Tây Ban Nha năm 1715.