Đội quân đất nung ở Trung Quốc
Vào năm 1974, một nhóm gồm 7 nông dân Trung Quốc phát hiện một đội binh sĩ bằng đất nung trong lòng đất. Phát hiện của họ giúp đất nước có thêm những hiện vật có giá trị vô giá về phương diện khảo cổ, lịch sử và văn hóa.
|
Phát hiện về đội quân đất nung đem lại nhiều giá trị về khảo cổ học, lịch sử và văn hóa. Ảnh: Corbis |
Tuy nhiên, theo China Daily, những người phát hiện đội quân đất nung lại rơi vào tình cảnh nợ nần và những tình huống không may. 3 người trong số họ chết trong vòng vài thập kỷ khi họ còn khá trẻ, bao gồm một người tự sát. Những nông dân còn lại hưởng mức thu nhập thấp với công việc bán tượng đất nhỏ. Họ phải vật lộn với bệnh tật và nợ nần.
Tranh ''Cậu bé khóc''
Tờ báo Mirror cho hay, rất nhiều hộ gia đình ở Anh treo bức tranh "Cậu bé khóc'' trong nhà.
|
Bức tranh ''Cậu bé khóc''. Ảnh: picphotos.net |
Từ những năm đầu thập niên 80, hỏa hoạn bắt đầu xảy ra trong những nhà mà người ta treo tranh. Điều đáng ngạc nhiên là: Trong khi ngôi nhà và đồ đạc xung quanh cháy, lửa không bao giờ "chạm'' vào bức tranh. Vì thế, nhiều người tin rằng treo tranh "Cậu bé khóc'' trong nhà là cách để mời hỏa hoạn.
Người băng trên dãy núi Alps
Một nhóm người phát hiện người băng có niên đại khoảng 5.000 năm trên dãy núi Alps vào năm 1991.
|
Một nhà khoa học xem xét cơ thể người băng trong phòng thí nghiệm. Ảnh: National Geographic |
Trong 13 năm sau, theo National Geographic, 7 nhà nghiên cứu liên quan tới việc phát hiện người băng tử vong đột ngột và cái chết của họ không xuất phát từ nguyên nhân tự nhiên. Một người mất mạng vì tai nạn xe hơi khi ông đang tới một hội nghị để phát biểu về người băng. Chẳng bao lâu sau, người thứ hai chết vì tuyết lở. Những người còn lại tử vong vì các nguyên nhân khác -bao gồm rối loạn máu, ngã từ vách đá.
Viên đá khổng lồ ở Australia
Uluru là tên của một khối đá khổng lồ, uy nghi trong hoang mạc mênh mông của Australia. Hàng vạn du khách thăm Uluru mỗi năm.
|
Khối đá Uluru trong hoang mạc ở Australia. Ảnh: blogspot.com |
Mặc dù luật pháp Australia cấm mọi người mang đá ra khỏi lãnh thổ, một số du khách vẫn cố gắng mang một mảnh từ Urulu về quê hương. Có lẽ vì khối đá nằm trên vùng đất linh thiêng của thổ dân bản địa nên những người lấy trộm mẩu đá từ Uluru đều gặp tình huống xui xẻo, Livescience cho hay. Vì vậy nhiều người trong số họ phải gửi mẩu đá trở lại Australia theo đường bưu điện kèm theo thư xin lỗi.