Năm 1970, mỗi phụ nữ khi sinh được Nhà nước ưu tiên phân phối 1 lít nước mắm, 2 kg đường và 3 kg thịt. Tuy nhiên, mỗi tháng sau khi sinh, họ chỉ được cấp một loại thực phẩm với số lượng theo đúng quy định. Đây là phiếu bồi dưỡng dành cho cán bộ công nhân viên sinh con.
Đối với người đẻ thuộc diện dân nông thôn năm 1970 chỉ được cấp 1 lít nước mắm và 2 kg đường. Phiếu thực phẩm bồi dưỡng người đẻ này cũng giống như chế độ thai sản nghỉ đẻ hiện giờ. Thời bao cấp, mỗi người trong từng khu vực nhất định sẽ được cấp phiếu mua lương thực. Nhưng nếu ai phải đi công tác xa nơi cư trú đăng ký hoặc chuyển chỗ ở thì họ phải có giấy quyết định chuyển nơi công tác, kèm theo giấy di chuyển lương thực để có thể cung ứng lương thực tạm thời.Đây là 2 phiếu mua lương thực năm 1987 và 1988 dùng cho quân nhân phục viên, xuất ngũ. Phiếu phân phối hàng hóa thay tem phiếu. Ở nước ta dưới thời bao cấp "Sổ gạo" tên gọi đầy đủ là "Sổ mua lương thực", được cấp cho hộ gia đình (ở thành phố có hộ khẩu thường trú) hoặc ở nông thôn chỉ cho các thành viên làm trong khu vực nhà nước (dù cùng có hộ khẩu thường trú), các thành viên sản xuất nông nghiệp, dịch vụ không có tên trong sổ gạo. Đây là cuốn sổ rất quan trọng để mua lương thực mà gia đình nào cũng phải có thời bao cấp. Sổ gạo tồn tại ở nước ta đến hết năm 1988. Đây là sổ gạo dùng năm 1989 ở Hà Nội. Khi mới đến ở một nơi mới, chưa có sổ mua lương thực thì người dân tạm thời sử dụng tem chuyển lương thực. Trường hợp nếu người này đi công tác nơi khác thì mang con tem này đi, đến chỗ công tác hiện tại nộp vào đó để họ tăng thêm khẩu phần ăn cho mình. Tem lương thực được đưa ra sử dụng khi đất nước thống nhất. Tùy theo từng đối tượng mà Nhà Nước phân phối cho sử dụng số lượng thực phẩm, hàng hóa khác nhau. Khi ấy, người có tiền chưa chắc đã mua được tem phiếu. Đây là tem mua thịt 500 g năm 1977. Còn đây là tem đường. Mục đích sử dụng tem phiếu của Nhà nước là để quản lý kiểm soát nền kinh tế lúc đó còn eo hẹp về mọi mặt.
Năm 1970, mỗi phụ nữ khi sinh được Nhà nước ưu tiên phân phối 1 lít nước mắm, 2 kg đường và 3 kg thịt. Tuy nhiên, mỗi tháng sau khi sinh, họ chỉ được cấp một loại thực phẩm với số lượng theo đúng quy định. Đây là phiếu bồi dưỡng dành cho cán bộ công nhân viên sinh con.
Đối với người đẻ thuộc diện dân nông thôn năm 1970 chỉ được cấp 1 lít nước mắm và 2 kg đường. Phiếu thực phẩm bồi dưỡng người đẻ này cũng giống như chế độ thai sản nghỉ đẻ hiện giờ.
Thời bao cấp, mỗi người trong từng khu vực nhất định sẽ được cấp phiếu mua lương thực. Nhưng nếu ai phải đi công tác xa nơi cư trú đăng ký hoặc chuyển chỗ ở thì họ phải có giấy quyết định chuyển nơi công tác, kèm theo giấy di chuyển lương thực để có thể cung ứng lương thực tạm thời.
Đây là 2 phiếu mua lương thực năm 1987 và 1988 dùng cho quân nhân phục viên, xuất ngũ.
Phiếu phân phối hàng hóa thay tem phiếu.
Ở nước ta dưới thời bao cấp "Sổ gạo" tên gọi đầy đủ là "Sổ mua lương thực", được cấp cho hộ gia đình (ở thành phố có hộ khẩu thường trú) hoặc ở nông thôn chỉ cho các thành viên làm trong khu vực nhà nước (dù cùng có hộ khẩu thường trú), các thành viên sản xuất nông nghiệp, dịch vụ không có tên trong sổ gạo. Đây là cuốn sổ rất quan trọng để mua lương thực mà gia đình nào cũng phải có thời bao cấp.
Sổ gạo tồn tại ở nước ta đến hết năm 1988. Đây là sổ gạo dùng năm 1989 ở Hà Nội.
Khi mới đến ở một nơi mới, chưa có sổ mua lương thực thì người dân tạm thời sử dụng tem chuyển lương thực. Trường hợp nếu người này đi công tác nơi khác thì mang con tem này đi, đến chỗ công tác hiện tại nộp vào đó để họ tăng thêm khẩu phần ăn cho mình.
Tem lương thực được đưa ra sử dụng khi đất nước thống nhất.
Tùy theo từng đối tượng mà Nhà Nước phân phối cho sử dụng số lượng thực phẩm, hàng hóa khác nhau. Khi ấy, người có tiền chưa chắc đã mua được tem phiếu. Đây là tem mua thịt 500 g năm 1977.
Còn đây là tem đường. Mục đích sử dụng tem phiếu của Nhà nước là để quản lý kiểm soát nền kinh tế lúc đó còn eo hẹp về mọi mặt.