Những trận không chiến nổi tiếng lịch sử nhân loại

Google News

(Kiến Thức) - Đó là những trận không chiến có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong các chiến dịch quân sự, gây tổn thất lớn về người và tài sản.

Trận không chiến ở Nis, Serbia
Nhung tran khong chien noi tieng lich su nhan loai
Vào ngày 7/11/1944, trận không chiến xảy ra ở Nis, Serbia là cuộc xung đột quân sự trực tiếp duy nhất từng xảy ra giữa Liên Xô và Mỹ trong lịch sử. Vào ngày hôm đó, tiêm kích P-38 Lightning (Tia chớp) của Mỹ đã có nhiệm vụ phát hiện lực lượng bộ binh phát xít Đức ở gần Kosovo. 
Khi phát hiện hàng dài các phương tiện quân sự và quân đội di chuyển, P-38 Lightning đã tổ chức tấn công. Điều không may đó là lực lượng đó thuộc về Liên Xô. 
Sau đó, chỉ huy Liên Xô nhanh chóng điều 9 máy bay chiến đấu Yak ở Nis để bảo vệ binh sĩ nước này cũng như phản công lại cuộc tấn công của đối phương. Cho đến nay, con số thương vong của 2 phía vẫn chưa được tiết lộ cũng như làm thế nào mà phía Mỹ có thể "nhầm" quân Đức thành quân đội Liên Xô.
Trận Kursk
Nhung tran khong chien noi tieng lich su nhan loai-Hinh-2
Trận Kursk diễn ra từ ngày 4/7 - 23/8/1943, được đánh giá là trận chiến lớn nhất lịch sử, với sự tham gia của khoảng 3 triệu binh sĩ. Đây là một trong những cuộc chiến hao người tốn của nhất thế giới.
Trong trận chiến đó, phát xít Đức đã huy động 1/3 tổng sức mạnh quân sự của mình, sử dụng 2.000 máy bay chiến đấu đối đầu với 2.800 chiến đấu cơ của Liên Xô. Kết thúc cuộc chiến, Liên Xô giành thắng lợi. Tuy nhiên, cuộc không chiến này đã khiến 500.000 người chết, bị thương hoặc mất tích sau cuộc chiến. 
Trận Kursk được đánh giá là một trong những trận đánh mang ý nghĩa bước ngoặt trong Chiến tranh thế giới 2. Kể từ đây, phát xít Đức không bao giờ tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đến mặt trận phía Đông.
Trận chiến ở Anh
Nhung tran khong chien noi tieng lich su nhan loai-Hinh-3
Trận chiến ở Anh là cuộc không chiến dữ dội giữa phát xít Đức với Anh hồi Chiến tranh thế giới 2. Vào ngày 25/8/1940, cuộc không chiến diễn ra. Khi đó, phía Đức huy động lực lượng hùng hậu gồm 2.500 máy bay chiến đấu bay rợp trời xứ sở sương mù. Vào thời điểm đó, phía Anh có ít máy bay chiến đấu hơn so với phát xít Đức. 
Theo ước tính, Anh có khoảng 675 máy bay. Với lợi thế hơn hẳn về số lượng máy bay chiến đấu, phát xít Đức đã không kích nhiều nơi trên lãnh thổ Vương quốc Anh. Trước tình thế đó, các phi công Anh được chỉ thị chiến đấu trường kỳ trong hơn 3 tháng.
Đến ngày 31/10/1940, phía Anh đã mất khoảng gần 80% số máy bay chiến đấu. Tuy nhiên, phát xít Đức vẫn không thể giành phần thắng, chiếm được lợi thế khi cũng tổn thất gần 75% tổng số máy bay chiến đấu. Thất bại với kế hoạch đánh thắng nhanh, phía Đức cuối cùng đã thất bại trước tinh thần chiến đấu quả cảm và nhiều kinh nghiệm của các phi công Anh.
Tâm Anh (theo TTZ)

Bình luận(0)