Tết Âm lịch ở Trung Quốc là ngày lễ quan trọng nhất và lớn nhất trong năm khi thường diễn ra trong 15 ngày (từ ngày mùng 1 đến ngày rằm tháng Giêng (tức Nguyên Tiêu).Vào đêm Giao thừa, tất cả thành viên trong gia đình sum vầy cùng ăn bữa tối và sau đó đón chờ thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Người dân có truyền thống bật tất cả các ngọn đèn sáng suốt đêm.Trước đây, vào thời khắc giao thừa, người dân có thể đốt pháo đón thần. Đốt pháo hoa được cho là giúp đẩy lùi những linh hồn xấu xa và đem lại may mắn. Đặc biệt, tối ngày 30 còn gọi là là “trừ tịch” và người dân thường thức để đón mừng năm mới.Vào dịp Tết Âm lịch, người Trung Quốc thường làm các món ăn mang nhiều ý nghĩa. Cụ thể, bánh tổ (Nian Gao - trong ảnh) (trong tiếng Trung Quốc “Gao” có nghĩa là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp) ăn dịp tết để cầu mong các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn gắn bó với nhau bền vững hay ăn mì với ý nghĩa là “trường thọ”.Người Trung Quốc còn cắt các chữ như giàu sang, thịnh vượng trên giấy đỏ dán trên cửa nhà dịp Tết Âm lịch. Họ làm như vậy vì tin rằng chúng sẽ mang đến may mắn và hạnh phúc cho cả gia đình.Trong suốt dịp Tết Âm lịch, người Trung Quốc tổ chức nhiều lễ hội náo nhiệt nhằm xua đuổi những linh hồn xấu xa, chào đón năm mới và những điều tốt đẹp.Theo âm lịch, mỗi năm của Trung Quốc tương ứng với một con vật trong 12 con giáp. Chính vì vậy, trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó dịp đầu năm.Theo ước tính, người dân Trung Quốc chi khoảng 100 tỷ USD cho việc mua sắm dịp Tết Âm lịch năm 2014, cao gấp 2 lần số tiền mà người dân Mỹ chi tiêu trong dịp Lễ Tạ ơn.Theo báo cáo của Bộ Văn hóa Trung Quốc, 119 quốc gia từ Mỹ cho đến Rwanda tổ chức các lễ hội đón Tết Âm lịch.Năm 2015, 138 thành phố ở Trung Quốc bị cấm sử dụng pháo hoa trong dịp Tết Âm lịch. 536 đô thị khác cũng hạn chế việc sử dụng pháo, chủ yếu do những lo ngại về ô nhiễm không khí và an toàn cá nhân.
Tết Âm lịch ở Trung Quốc là ngày lễ quan trọng nhất và lớn nhất trong năm khi thường diễn ra trong 15 ngày (từ ngày mùng 1 đến ngày rằm tháng Giêng (tức Nguyên Tiêu).
Vào đêm Giao thừa, tất cả thành viên trong gia đình sum vầy cùng ăn bữa tối và sau đó đón chờ thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Người dân có truyền thống bật tất cả các ngọn đèn sáng suốt đêm.
Trước đây, vào thời khắc giao thừa, người dân có thể đốt pháo đón thần. Đốt pháo hoa được cho là giúp đẩy lùi những linh hồn xấu xa và đem lại may mắn. Đặc biệt, tối ngày 30 còn gọi là là “trừ tịch” và người dân thường thức để đón mừng năm mới.
Vào dịp Tết Âm lịch, người Trung Quốc thường làm các món ăn mang nhiều ý nghĩa. Cụ thể, bánh tổ (Nian Gao - trong ảnh) (trong tiếng Trung Quốc “Gao” có nghĩa là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp) ăn dịp tết để cầu mong các thành viên trong gia đình lúc nào cũng luôn gắn bó với nhau bền vững hay ăn mì với ý nghĩa là “trường thọ”.
Người Trung Quốc còn cắt các chữ như giàu sang, thịnh vượng trên giấy đỏ dán trên cửa nhà dịp Tết Âm lịch. Họ làm như vậy vì tin rằng chúng sẽ mang đến may mắn và hạnh phúc cho cả gia đình.
Trong suốt dịp Tết Âm lịch, người Trung Quốc tổ chức nhiều lễ hội náo nhiệt nhằm xua đuổi những linh hồn xấu xa, chào đón năm mới và những điều tốt đẹp.
Theo âm lịch, mỗi năm của Trung Quốc tương ứng với một con vật trong 12 con giáp. Chính vì vậy, trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó dịp đầu năm.
Theo ước tính, người dân Trung Quốc chi khoảng 100 tỷ USD cho việc mua sắm dịp Tết Âm lịch năm 2014, cao gấp 2 lần số tiền mà người dân Mỹ chi tiêu trong dịp Lễ Tạ ơn.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa Trung Quốc, 119 quốc gia từ Mỹ cho đến Rwanda tổ chức các lễ hội đón Tết Âm lịch.
Năm 2015, 138 thành phố ở Trung Quốc bị cấm sử dụng pháo hoa trong dịp Tết Âm lịch. 536 đô thị khác cũng hạn chế việc sử dụng pháo, chủ yếu do những lo ngại về ô nhiễm không khí và an toàn cá nhân.