Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm ở Trung Quốc. Trong dịp Tết cổ truyền, người dân nước này thường mua cành đào về đặt trong nhà vì hoa đào nở tượng trưng cho tài lộc.
Cũng trong dịp năm mới, người dân Trung Quốc đều treo câu đối đỏ, đèn lồng đỏ để mong muốn có một cái tết may mắn, hạnh phúc. Một trong những phong tục truyền thống từng phổ biến ở quốc gia này là đốt pháo mỗi dịp tết đến, xuân về để xua đuổi ma quỷ và những điều xui xẻo ra khỏi cuộc sống của bản thân và gia đình. Người dân Hàn Quốc cũng đón Tết cổ truyền giống như Trung Quốc, Việt Nam. Tết âm lịch của họ thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch.
Một trong những phong tục đón tết độc đáo của người dân Hàn Quốc đó là vào đêm giao thừa, mọi người trong gia đình không ai đi ngủ. Theo truyền thuyết, con người sẽ kém minh mẫn, giảm trí thông minh, lông mi sẽ bạc trắng nếu trót đi ngủ vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới.
Triều Tiên cũng đón Tết cổ truyền vào mùng 1 tháng 1 âm lịch. Vào dịp lễ đặc biệt này, người dân Triều Tiên có những phong tục truyền thống đặc sắc để cầu may mắn, hạnh phúc, tiền bạc.
Một trong những phong tục đón tết cổ truyền của Triều Tiên đó là lấy tóc rụng nhặt được trong năm cũ rồi đem đi đốt để cầu mong sẽ có được một cuộc sống bình an trong năm mới.
Vào dịp năm mới, người dân Hong Kong tổ chức rất nhiều hoạt động như hội chợ hoa, lễ hội pháo hoa…
Một trong những phong tục đón tết độc đáo của người dân Hong Kong đó là họ sẽ đến trường đua xem những cuộc đua ngựa. Mỗi người sẽ đặt cược cho những chú ngựa mà họ yêu thích để hy vọng bản thân sẽ có một năm mới tràn ngập may mắn.
Tết cổ truyền của người dân Mông Cổ còn được gọi là tết Tsagaan. Đây là ngày lễ quan trọng báo hiệu kết thúc một mùa Đông lạnh giá, đón chào mùa Xuân ấm áp và là dịp cả gia đình quây quần bên nhau. Vào đêm giao thừa, mọi người sẽ ăn uống thật no say vì người dân Mông Cổ tin rằng, nếu không làm vậy thì trong suốt năm mới họ sẽ bị đói khát.
Tết Nguyên đán là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm ở Trung Quốc. Trong dịp Tết cổ truyền, người dân nước này thường mua cành đào về đặt trong nhà vì hoa đào nở tượng trưng cho tài lộc.
Cũng trong dịp năm mới, người dân Trung Quốc đều treo câu đối đỏ, đèn lồng đỏ để mong muốn có một cái tết may mắn, hạnh phúc. Một trong những phong tục truyền thống từng phổ biến ở quốc gia này là đốt pháo mỗi dịp tết đến, xuân về để xua đuổi ma quỷ và những điều xui xẻo ra khỏi cuộc sống của bản thân và gia đình.
Người dân Hàn Quốc cũng đón Tết cổ truyền giống như Trung Quốc, Việt Nam. Tết âm lịch của họ thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch.
Một trong những phong tục đón tết độc đáo của người dân Hàn Quốc đó là vào đêm giao thừa, mọi người trong gia đình không ai đi ngủ. Theo truyền thuyết, con người sẽ kém minh mẫn, giảm trí thông minh, lông mi sẽ bạc trắng nếu trót đi ngủ vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ sang năm mới.
Triều Tiên cũng đón Tết cổ truyền vào mùng 1 tháng 1 âm lịch. Vào dịp lễ đặc biệt này, người dân Triều Tiên có những phong tục truyền thống đặc sắc để cầu may mắn, hạnh phúc, tiền bạc.
Một trong những phong tục đón tết cổ truyền của Triều Tiên đó là lấy tóc rụng nhặt được trong năm cũ rồi đem đi đốt để cầu mong sẽ có được một cuộc sống bình an trong năm mới.
Vào dịp năm mới, người dân Hong Kong tổ chức rất nhiều hoạt động như hội chợ hoa, lễ hội pháo hoa…
Một trong những phong tục đón tết độc đáo của người dân Hong Kong đó là họ sẽ đến trường đua xem những cuộc đua ngựa. Mỗi người sẽ đặt cược cho những chú ngựa mà họ yêu thích để hy vọng bản thân sẽ có một năm mới tràn ngập may mắn.
Tết cổ truyền của người dân Mông Cổ còn được gọi là tết Tsagaan. Đây là ngày lễ quan trọng báo hiệu kết thúc một mùa Đông lạnh giá, đón chào mùa Xuân ấm áp và là dịp cả gia đình quây quần bên nhau.
Vào đêm giao thừa, mọi người sẽ ăn uống thật no say vì người dân Mông Cổ tin rằng, nếu không làm vậy thì trong suốt năm mới họ sẽ bị đói khát.