Trung Quốc có phong tục đón Tết Nguyên Đán vô cùng độc đáo. Ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Trung Quốc thường diễn ra trong 15 ngày và mỗi ngày đều mang một ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, 3 ngày đầu tiên của năm mới có ý nghĩa quan trọng nhất.Theo đó, ngày mùng một là ngày đón các vị thần và là ngày con cháu thể hiện lòng biết ơn, kính trọng với ông bà, bố mẹ. Vào ngày này, một số Phật tử kiêng ăn thịt và tránh sát sinh. Thậm chí, có người kiêng đốt lửa hay dùng dao ngày đầu năm vì sợ sẽ dông cả năm.Đến ngày mùng 2, những nàng dâu sẽ về chúc tết bố mẹ đẻ, người thân, bạn bè. Ngày mùng 3 là ngày hóa vàng. Người dân đi lễ chùa cầu mong may mắn, bình an, hạnh phúc sẽ đến với bản thân và những thành viên trong gia đình.Tại Hàn Quốc, tết Âm lịch cũng là ngày lễ lớn nhất trong năm còn được biết đến với tên gọi Seollal. Vào buổi tối trước Giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Người dân nơi đây còn quan niệm sẽ không ngủ vào đêm Giao thừa vì cho rằng nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.Vào dịp tết Âm lịch, người dân Hàn Quốc thường mặc trang phục Hanbok truyền thống. 3 nghi lễ quan trọng của người Hàn Quốc trong dịp tết Âm lịch đó là: nghi lễ Charye, Sebae và Sebaedon.Đối với nghi lễ Charye, các thành viên trong gia đình người Hàn Quốc sẽ bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên, những người đã khuất. Kế đến là nghi lễ Sebae với việc những người trẻ tuổi trong gia đình bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi trong nhà.Cuối cùng là nghi lễ Sebaedon. Theo đó, sau khi chúc thọ người lớn tuổi, những người trẻ tuổi sẽ được người bề trên cho tiền mừng tuổi. Tiền mừng tuổi này đại diện cho lời chúc của người lớn trong nhà dành cho thế hệ trẻ sẽ có cuộc sống thành công.Đối với người Triều Tiên, ngày đầu tiên của năm mới theo tết Âm lịch vô cùng quan trọng. Theo đó, người dân dậy từ sáng sớm sửa soạn đồ cúng tươm tất và ăn mặc quần áo chỉn chu.Sau đó, họ ngồi quây quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên). Kế đến, bậc bề trên trong nhà đáp lễ bằng việc mời cơm Tết.Món Ttok-kuk là món ăn không thể thiếu trong ngày đầu tiên của năm mới. Người dân Triều Tiên ăn món này vì nó có ý nghĩa "tăng xuân" và còn có ý nghĩa sẽ được thêm 1 tuổi nữa. Người dân nơi đây quan niệm sẽ thêm 1 tuổi khi hết năm cũ chứ không tính theo ngày sinh nhật như nhiều quốc gia trên thế giới.
Trung Quốc có phong tục đón Tết Nguyên Đán vô cùng độc đáo. Ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Trung Quốc thường diễn ra trong 15 ngày và mỗi ngày đều mang một ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, 3 ngày đầu tiên của năm mới có ý nghĩa quan trọng nhất.
Theo đó, ngày mùng một là ngày đón các vị thần và là ngày con cháu thể hiện lòng biết ơn, kính trọng với ông bà, bố mẹ. Vào ngày này, một số Phật tử kiêng ăn thịt và tránh sát sinh. Thậm chí, có người kiêng đốt lửa hay dùng dao ngày đầu năm vì sợ sẽ dông cả năm.
Đến ngày mùng 2, những nàng dâu sẽ về chúc tết bố mẹ đẻ, người thân, bạn bè. Ngày mùng 3 là ngày hóa vàng. Người dân đi lễ chùa cầu mong may mắn, bình an, hạnh phúc sẽ đến với bản thân và những thành viên trong gia đình.
Tại Hàn Quốc, tết Âm lịch cũng là ngày lễ lớn nhất trong năm còn được biết đến với tên gọi Seollal. Vào buổi tối trước Giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Người dân nơi đây còn quan niệm sẽ không ngủ vào đêm Giao thừa vì cho rằng nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.
Vào dịp tết Âm lịch, người dân Hàn Quốc thường mặc trang phục Hanbok truyền thống. 3 nghi lễ quan trọng của người Hàn Quốc trong dịp tết Âm lịch đó là: nghi lễ Charye, Sebae và Sebaedon.
Đối với nghi lễ Charye, các thành viên trong gia đình người Hàn Quốc sẽ bái lạy trước bàn thờ để tỏ lòng tôn kính tổ tiên, những người đã khuất. Kế đến là nghi lễ Sebae với việc những người trẻ tuổi trong gia đình bái lạy, chúc thọ những người lớn tuổi trong nhà.
Cuối cùng là nghi lễ Sebaedon. Theo đó, sau khi chúc thọ người lớn tuổi, những người trẻ tuổi sẽ được người bề trên cho tiền mừng tuổi. Tiền mừng tuổi này đại diện cho lời chúc của người lớn trong nhà dành cho thế hệ trẻ sẽ có cuộc sống thành công.
Đối với người Triều Tiên, ngày đầu tiên của năm mới theo tết Âm lịch vô cùng quan trọng. Theo đó, người dân dậy từ sáng sớm sửa soạn đồ cúng tươm tất và ăn mặc quần áo chỉn chu.
Sau đó, họ ngồi quây quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên). Kế đến, bậc bề trên trong nhà đáp lễ bằng việc mời cơm Tết.
Món Ttok-kuk là món ăn không thể thiếu trong ngày đầu tiên của năm mới. Người dân Triều Tiên ăn món này vì nó có ý nghĩa "tăng xuân" và còn có ý nghĩa sẽ được thêm 1 tuổi nữa. Người dân nơi đây quan niệm sẽ thêm 1 tuổi khi hết năm cũ chứ không tính theo ngày sinh nhật như nhiều quốc gia trên thế giới.