Tết âm lịch là một trong những dịp lễ lớn nhất trong năm ở châu Á. Trước khi bước sang năm mới, người dân Trung Quốc thường dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Toàn bộ tường, từng ngõ ngách trong nhà, sàn nhà... được dọn dẹp sạch sẽ, không còn bụi bẩn.Tại Trung Quốc, từ "bụi" đồng âm với từ "cũ". Do đó, người dân ở đất nước Vạn Lý Trường Thành thường dọn sạch nhà cửa để đuổi hết những điều không may mắn, việc cũ ra khỏi nhà để sẵn sàng một khởi đầu mới.Sau khi dọn dẹp sạch nhà cửa, người Trung Quốc đi sắm Tết, mua những đồ mới và không thể bỏ qua việc mua quần áo mới để mặc trong dịp Tết âm lịch. Người dân nơi đây tin rằng, để bắt đầu một năm mới, họ thường mua những thứ mới. Những thứ mới tượng trưng cho sự mới mẻ, sẵn sàng cho một năm mới.Vào dịp Tết âm lịch, người Trung Quốc thường treo chữ Phúc trong nhà. Đặc biệt, họ thường treo ngược chữ Phúc bởi "Phúc đảo" đồng âm với từ "Phúc đáo" có nghĩa là phúc tới nhà.Tại một số nơi ở Trung Quốc, người dân thường trang hoàng nhà cửa với cây quất cành lá xanh tốt, quả vàng ươm. Trong tiếng Hán, chữ quýt gần giống âm với chữ Cát có nghĩa là may mắn. Do đó, nhiều gia đình chơi loại cây này trong dịp Tết âm lịch nhằm cầu mong mọi điều tốt lành sẽ đến với cả nhà.Thêm vào đó, người Trung Quốc còn chơi tranh cắt từ giấy đỏ, các con giáp... và treo ở trong nhà hay dán ở ngoài cửa. Đây là hình tượng biểu trưng cho sự may mắn, hạnh phúc.Trước đó, vào thời nhà Đường, việc chơi tranh cắt từ giấy đỏ có ý nghĩa xua đuổi những linh hồn tà ác.Trong bàn tiệc của người Trung Quốc dịp năm mới không thể thiếu món bánh bao. Vào dịp Tết, người Trung Quốc thường làm bánh bao với các loại nhân khác nhau như tiền xu, kẹo, đậu phộng hay hạt dẻ...Mỗi loại nhân tượng trưng cho một lời chúc có ý nghĩa khác nhau. Theo đó, bánh bao nhân đồng xu biểu trưng sự giàu có; kẹo tượng trưng cho cuộc sống ngọt ngào; đậu phộng tượng trưng cho sức khỏe và tuổi thọ; hạt dẻ tượng trưng cho sức sống.Ngoài ra, nhiều gia đình Trung Quốc còn ăn món cá bởi từ “cá” phát âm theo tiếng Trung Quốc gần giống với từ “dư” trong “dư thừa”.
Tết âm lịch là một trong những dịp lễ lớn nhất trong năm ở châu Á. Trước khi bước sang năm mới, người dân Trung Quốc thường dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Toàn bộ tường, từng ngõ ngách trong nhà, sàn nhà... được dọn dẹp sạch sẽ, không còn bụi bẩn.
Tại Trung Quốc, từ "bụi" đồng âm với từ "cũ". Do đó, người dân ở đất nước Vạn Lý Trường Thành thường dọn sạch nhà cửa để đuổi hết những điều không may mắn, việc cũ ra khỏi nhà để sẵn sàng một khởi đầu mới.
Sau khi dọn dẹp sạch nhà cửa, người Trung Quốc đi sắm Tết, mua những đồ mới và không thể bỏ qua việc mua quần áo mới để mặc trong dịp Tết âm lịch. Người dân nơi đây tin rằng, để bắt đầu một năm mới, họ thường mua những thứ mới. Những thứ mới tượng trưng cho sự mới mẻ, sẵn sàng cho một năm mới.
Vào dịp Tết âm lịch, người Trung Quốc thường treo chữ Phúc trong nhà. Đặc biệt, họ thường treo ngược chữ Phúc bởi "Phúc đảo" đồng âm với từ "Phúc đáo" có nghĩa là phúc tới nhà.
Tại một số nơi ở Trung Quốc, người dân thường trang hoàng nhà cửa với cây quất cành lá xanh tốt, quả vàng ươm. Trong tiếng Hán, chữ quýt gần giống âm với chữ Cát có nghĩa là may mắn. Do đó, nhiều gia đình chơi loại cây này trong dịp Tết âm lịch nhằm cầu mong mọi điều tốt lành sẽ đến với cả nhà.
Thêm vào đó, người Trung Quốc còn chơi tranh cắt từ giấy đỏ, các con giáp... và treo ở trong nhà hay dán ở ngoài cửa. Đây là hình tượng biểu trưng cho sự may mắn, hạnh phúc.
Trước đó, vào thời nhà Đường, việc chơi tranh cắt từ giấy đỏ có ý nghĩa xua đuổi những linh hồn tà ác.
Trong bàn tiệc của người Trung Quốc dịp năm mới không thể thiếu món bánh bao. Vào dịp Tết, người Trung Quốc thường làm bánh bao với các loại nhân khác nhau như tiền xu, kẹo, đậu phộng hay hạt dẻ...
Mỗi loại nhân tượng trưng cho một lời chúc có ý nghĩa khác nhau. Theo đó, bánh bao nhân đồng xu biểu trưng sự giàu có; kẹo tượng trưng cho cuộc sống ngọt ngào; đậu phộng tượng trưng cho sức khỏe và tuổi thọ; hạt dẻ tượng trưng cho sức sống.
Ngoài ra, nhiều gia đình Trung Quốc còn ăn món cá bởi từ “cá” phát âm theo tiếng Trung Quốc gần giống với từ “dư” trong “dư thừa”.