Những người sống ở thành thị phải đối mặt với nhiều tiếng ồn, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ. Theo một nghiên cứu tiến hành năm 2015 mới đây với sự tham gia của 8,6 triệu người dân London, tiếng ồn giao thông ban ngày có mối liên hệ với nguy cơ tử vong cao. Đặc biệt, những người lớn tuổi có sự liên hệ giữa các mức độ tiếng ồn với tăng nguy cơ bị đột quỵ.Người sống ở thành thị có thể bị rối loạn giấc ngủ do ánh đèn, các thiết bị chiếu sáng...Theo kết quả nghiên cứu công bố năm 2010, những người sống ở thành thị dễ mắc các bệnh thần kinh hơn. Cụ thể, người sống ở thành phố có nguy cơ rối loạn tâm thần do lo âu cao hơn 21% và rối loạn tâm trạng cao hơn 39% so với người sống ở nông thôn. Cuộc sống ở thành thị của hơn một nửa dân số thế giới phải đối mặt với những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc.Người dân sống ở các thành phố luôn vội vã, bận bịu và diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với người sống ở nông thôn. Theo đó, người dân sống ở các thành phố của Nhật Bản và Tây Âu sống vội vã nhất. Ngược lại, các thành phố ở các nước chậm phát triển ít vội vã hơn.Người dân sống ở thành phố phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người. Vấn đề ô nhiễm môi trường còn có mối liên hệ với một số trường hợp tử vong của dân cư thành thị.Người sống ở khu vực thành thị dễ bị dị ứng hơn người sống ở khu vực nông thôn.Trẻ em lớn lên ở thành phố có tỷ lệ cao hơn mắc bệnh hen suyễn so với nhóm đối tượng này sống ở nông thôn. Đây là kết quả nghiên cứu dựa trên khảo sát hơn 500 gia đình sống ở thành thị năm 2010.Một trong những điều bất ngờ khác về cuộc sống ở khu vực thành thị đó là sự tồn tại hiệu ứng kẻ đứng ngoài (bystander effect). Theo đó, một nhóm người lạ thờ ơ, vô cảm và không giúp đỡ người khác khi họ gặp nạn. Các chuyên gia đã tập trung nghiên cứu vấn đề này sau khi Kitty Genovese bị một tên hiếp dâm và giết người hàng loạt đâm chết. Khi xảy ra vụ án đó, 38 người đã chứng kiến vụ việc xảy ra nhưng không có hành động can thiệp hay gọi cảnh sát báo án. Sự vô cảm, thờ ơ không giúp người gặp nạn của một nhóm người trên đã khiến nạn nhân chết và hung thủ có thời gian chạy thoát thân.
Những người sống ở thành thị phải đối mặt với nhiều tiếng ồn, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ. Theo một nghiên cứu tiến hành năm 2015 mới đây với sự tham gia của 8,6 triệu người dân London, tiếng ồn giao thông ban ngày có mối liên hệ với nguy cơ tử vong cao. Đặc biệt, những người lớn tuổi có sự liên hệ giữa các mức độ tiếng ồn với tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Người sống ở thành thị có thể bị rối loạn giấc ngủ do ánh đèn, các thiết bị chiếu sáng...
Theo kết quả nghiên cứu công bố năm 2010, những người sống ở thành thị dễ mắc các bệnh thần kinh hơn. Cụ thể, người sống ở thành phố có nguy cơ rối loạn tâm thần do lo âu cao hơn 21% và rối loạn tâm trạng cao hơn 39% so với người sống ở nông thôn. Cuộc sống ở thành thị của hơn một nửa dân số thế giới phải đối mặt với những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc.
Người dân sống ở các thành phố luôn vội vã, bận bịu và diễn ra với tốc độ nhanh hơn so với người sống ở nông thôn. Theo đó, người dân sống ở các thành phố của Nhật Bản và Tây Âu sống vội vã nhất. Ngược lại, các thành phố ở các nước chậm phát triển ít vội vã hơn.
Người dân sống ở thành phố phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người. Vấn đề ô nhiễm môi trường còn có mối liên hệ với một số trường hợp tử vong của dân cư thành thị.
Người sống ở khu vực thành thị dễ bị dị ứng hơn người sống ở khu vực nông thôn.
Trẻ em lớn lên ở thành phố có tỷ lệ cao hơn mắc bệnh hen suyễn so với nhóm đối tượng này sống ở nông thôn. Đây là kết quả nghiên cứu dựa trên khảo sát hơn 500 gia đình sống ở thành thị năm 2010.
Một trong những điều bất ngờ khác về cuộc sống ở khu vực thành thị đó là sự tồn tại hiệu ứng kẻ đứng ngoài (bystander effect). Theo đó, một nhóm người lạ thờ ơ, vô cảm và không giúp đỡ người khác khi họ gặp nạn. Các chuyên gia đã tập trung nghiên cứu vấn đề này sau khi Kitty Genovese bị một tên hiếp dâm và giết người hàng loạt đâm chết. Khi xảy ra vụ án đó, 38 người đã chứng kiến vụ việc xảy ra nhưng không có hành động can thiệp hay gọi cảnh sát báo án. Sự vô cảm, thờ ơ không giúp người gặp nạn của một nhóm người trên đã khiến nạn nhân chết và hung thủ có thời gian chạy thoát thân.