Theo truyền thống, người Estonia sẽ cố gắng ăn bảy bữa trong ngày đầu năm mới. Họ tin rằng, đó là hành động đảm bảo sự no đủ trong năm mới.Trong đêm giao thừa, người dân Johannesburg ở Nam Phi sẽ vứt tất cả đồ nội thất cũ ra ngoài cửa sổ với ý nghĩa là vứt bỏ mọi điều không may trong năm cũ.
Nhiều người Đan Mạch đón năm mới bằng cách vào nửa đêm, họ sẽ đứng lên ghế, sau đó nhảy xuống. Đây được xem là hành động xua đuổi tà ma và mang lại may mắn.
Tại Tây Ban Nha, người dân có tục ăn 12 trái nho khi nghe 12 tiếng chuông nhà thờ lúc giao thừa. Tục lệ này cũng thể hiện niềm mong muốn sang năm mọi người có những vụ mùa nho bội thu. Vào đêm giao thừa, tại quảng trường St. Mark ở Venice, Italia không chỉ có những màn bắn pháo hoa rực rỡ mà còn có nụ hôn ngọt ngào của những cặp đôi đang yêu hay của tất cả mọi người.Truyền thống lâu đời ở Phần Lan là phỏng đoán năm mới của một người bằng cách thả những hộp lon đã được nung chảy vào một thùng nước, sau đó xem hình dáng của nó khi cứng lại.
Tại Panama, theo truyền thống, người ta thường mang các hình vẽ những người nổi tiếng đốt cháy để đón chào năm mới. Họ tin rằng, điều đó sẽ giúp xua đuổi tà ma, những điều xấu trong năm cũ để bắt đầu một năm mới suôn sẻ. Vào mỗi dịp năm mới, người dân ở Stonehaven, Scotland đều tổ chức một lễ hội diễu hành lớn, trong đó, tất cả mọi người đều mặc váy ngắn và cầm một quả cầu lửa khổng lồ.
Năm mới ở một số địa phương của Ấn Độ còn được gọi là “ngày đau khổ”. Trong ngày này, người dân ôm nhau khóc thảm thiết vì họ quan niệm rằng, mỗi khi năm mới bắt đầu, tuổi thọ lại mất đi, đời người càng thêm ngắn lại.
Hầu như tất cả người dân Đức vào đêm giao thừa mỗi năm đều được xem bộ phim hài ngắn 10 phút của Anh về bữa tối sinh nhật 90 tuổi cô đơn của một cụ bà. Bộ phim kết thúc với lời chúc mừng năm mới tất cả mọi người.Vào thời khắc giao thừa ở Hy Lạp, người mẹ trong gia đình bước ra sân lấy quả lựu đập mạnh vào tường nhà, nếu hạt lựu văng tung toé khắp sân thì đồng nghĩa năm mới gia đình sẽ gặp nhiều may mắn.
Người dân Siberia ở Nga vào dịp năm mới sẽ đào hố băng trên hồ Baikal và sau đó, các thợ lặn chuyên nghiệp sẽ mang “cây năm mới” xuống hồ nước trồng.
Vào đêm Tất niên ở Áo – nơi được coi là “cái nôi của nhạc giao hưởng thính phòng” - thủ đô Vienna sẽ tổ chức một buổi nhạc giao hưởng thính phòng lớn tại Nhà hát lớn Goldener Musikvereinsaal của thành phố này. Tại Romania, ngày đầu của năm mới, những người đàn ông sẽ mặc những bộ quần áo hình nộm con gấu và nhảy múa trước cửa các hộ gia đình. Người ta cho rằng, phong tục này sẽ giúp người dân xua đi những điều tà ác để đón năm mới an lành và hạnh phúc.Vào dịp năm mới, mọi người trong gia đình ở Colombia cùng nhau làm một hình nộm rất to gọi là "Ngài năm cũ" (Mr. Old Year). Họ nhét vào bên trong hình nộm này những thứ không cần thiết để đốt hết vào lúc giao thừa.
Theo truyền thống, người Estonia sẽ cố gắng ăn bảy bữa trong ngày đầu năm mới. Họ tin rằng, đó là hành động đảm bảo sự no đủ trong năm mới.
Trong đêm giao thừa, người dân Johannesburg ở Nam Phi sẽ vứt tất cả đồ nội thất cũ ra ngoài cửa sổ với ý nghĩa là vứt bỏ mọi điều không may trong năm cũ.
Nhiều người Đan Mạch đón năm mới bằng cách vào nửa đêm, họ sẽ đứng lên ghế, sau đó nhảy xuống. Đây được xem là hành động xua đuổi tà ma và mang lại may mắn.
Tại Tây Ban Nha, người dân có tục ăn 12 trái nho khi nghe 12 tiếng chuông nhà thờ lúc giao thừa. Tục lệ này cũng thể hiện niềm mong muốn sang năm mọi người có những vụ mùa nho bội thu.
Vào đêm giao thừa, tại quảng trường St. Mark ở Venice, Italia không chỉ có những màn bắn pháo hoa rực rỡ mà còn có nụ hôn ngọt ngào của những cặp đôi đang yêu hay của tất cả mọi người.
Truyền thống lâu đời ở Phần Lan là phỏng đoán năm mới của một người bằng cách thả những hộp lon đã được nung chảy vào một thùng nước, sau đó xem hình dáng của nó khi cứng lại.
Tại Panama, theo truyền thống, người ta thường mang các hình vẽ những người nổi tiếng đốt cháy để đón chào năm mới. Họ tin rằng, điều đó sẽ giúp xua đuổi tà ma, những điều xấu trong năm cũ để bắt đầu một năm mới suôn sẻ.
Vào mỗi dịp năm mới, người dân ở Stonehaven, Scotland đều tổ chức một lễ hội diễu hành lớn, trong đó, tất cả mọi người đều mặc váy ngắn và cầm một quả cầu lửa khổng lồ.
Năm mới ở một số địa phương của Ấn Độ còn được gọi là “ngày đau khổ”. Trong ngày này, người dân ôm nhau khóc thảm thiết vì họ quan niệm rằng, mỗi khi năm mới bắt đầu, tuổi thọ lại mất đi, đời người càng thêm ngắn lại.
Hầu như tất cả người dân Đức vào đêm giao thừa mỗi năm đều được xem bộ phim hài ngắn 10 phút của Anh về bữa tối sinh nhật 90 tuổi cô đơn của một cụ bà. Bộ phim kết thúc với lời chúc mừng năm mới tất cả mọi người.
Vào thời khắc giao thừa ở Hy Lạp, người mẹ trong gia đình bước ra sân lấy quả lựu đập mạnh vào tường nhà, nếu hạt lựu văng tung toé khắp sân thì đồng nghĩa năm mới gia đình sẽ gặp nhiều may mắn.
Người dân Siberia ở Nga vào dịp năm mới sẽ đào hố băng trên hồ Baikal và sau đó, các thợ lặn chuyên nghiệp sẽ mang “cây năm mới” xuống hồ nước trồng.
Vào đêm Tất niên ở Áo – nơi được coi là “cái nôi của nhạc giao hưởng thính phòng” - thủ đô Vienna sẽ tổ chức một buổi nhạc giao hưởng thính phòng lớn tại Nhà hát lớn Goldener Musikvereinsaal của thành phố này.
Tại Romania, ngày đầu của năm mới, những người đàn ông sẽ mặc những bộ quần áo hình nộm con gấu và nhảy múa trước cửa các hộ gia đình. Người ta cho rằng, phong tục này sẽ giúp người dân xua đi những điều tà ác để đón năm mới an lành và hạnh phúc.
Vào dịp năm mới, mọi người trong gia đình ở Colombia cùng nhau làm một hình nộm rất to gọi là "Ngài năm cũ" (Mr. Old Year). Họ nhét vào bên trong hình nộm này những thứ không cần thiết để đốt hết vào lúc giao thừa.