Dol Hareubang, cũng gọi là Tol Harubang, Hareubang, hoặc Harubang, là tên gọi của những bức tượng bí ẩn được tìm thấy trên đảo Jeju ở cực Nam của Hàn Quốc. Các bức tượng này thể hiện hình ảnh cách điệu của người đàn ông với khuôn mặt to, sống mũi dài, mắt lồi, hai tay khép vào trước bụng, trên đầu đội một loại mũ đặc trưng giống hình cây nấm.Dol Hareubang có kích thước rất đa dạng, với chiều cao dao động từ vài chục cm cho đến tận 3m.Tất cả đều được chế tác từ đá xốp bazan, một loại đá hình thành từ nham thạch núi lửa.Hiện nay, nguồn gốc của Dol Hareubang vẫn chưa được giải mã. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra ba giả thuyết chính về vấn đề này.Thứ nhất, Dol Hareubang là một biến thể của các cột thờ thần linh theo tín ngưỡng bái vật giáo của người Triều Tiên trên đất liền.Thứ hai, những bức tượng này thể hiện tín ngưỡng thờ pháp sư Nấm, vốn phổ biến ở phía Nam bán đảo Triều Tiên.Cuối cùng, Dol Hareubang đã được làm ra để trấn yểm các pháo đài trên đảo Jeju như những vị thần giám hộ.Ngày nay, những tác phẩm này đã trở thành biểu tượng của đảo Jeju và thường được so sánh với những bức tượng Moai nổi tiếng trên đảo Phục Sinh ở Nam Thái Bình Dương.
Dol Hareubang, cũng gọi là Tol Harubang, Hareubang, hoặc Harubang, là tên gọi của những bức tượng bí ẩn được tìm thấy trên đảo Jeju ở cực Nam của Hàn Quốc.
Các bức tượng này thể hiện hình ảnh cách điệu của người đàn ông với khuôn mặt to, sống mũi dài, mắt lồi, hai tay khép vào trước bụng, trên đầu đội một loại mũ đặc trưng giống hình cây nấm.
Dol Hareubang có kích thước rất đa dạng, với chiều cao dao động từ vài chục cm cho đến tận 3m.
Tất cả đều được chế tác từ đá xốp bazan, một loại đá hình thành từ nham thạch núi lửa.
Hiện nay, nguồn gốc của Dol Hareubang vẫn chưa được giải mã. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra ba giả thuyết chính về vấn đề này.
Thứ nhất, Dol Hareubang là một biến thể của các cột thờ thần linh theo tín ngưỡng bái vật giáo của người Triều Tiên trên đất liền.
Thứ hai, những bức tượng này thể hiện tín ngưỡng thờ pháp sư Nấm, vốn phổ biến ở phía Nam bán đảo Triều Tiên.
Cuối cùng, Dol Hareubang đã được làm ra để trấn yểm các pháo đài trên đảo Jeju như những vị thần giám hộ.
Ngày nay, những tác phẩm này đã trở thành biểu tượng của đảo Jeju và thường được so sánh với những bức tượng Moai nổi tiếng trên đảo Phục Sinh ở Nam Thái Bình Dương.