Người Ai Cập cổ đại sử dụng chuột để chữa bệnh đau răng. Theo đó, người dân sẽ ngậm cả một con chuột trong miệng để giảm đau nhức răng.
Người dân Anh sống dưới thời nữ hoàng Elizabeth cũng sử dụng chuột để chữa mụn cóc.
Người Lưỡng Hà chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra gan cừu hiến tế.
Vào những năm 1800, những người bị nói lắp sẽ được điều trị bằng cách cắt lưỡi. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân đã mất mạng do mất máu quá nhiều. Vào thế kỷ 17, Sir Kenelm Digby đã cho ra đời một loại bột đặc biệt làm từ óc lợn, xác ướp và giun đất. Hỗn hợp này được sử dụng để triều trị những vết thương trong chiến trận. Vào thời Trung Cổ, các thầy thuốc thường chẩn đoán bệnh bằng cách ngửi, kiểm tra và thậm chí nếm thử nước tiểu của bệnh nhân.
Người Hy Lạp cũng có phương pháp chữa bệnh rùng rợn đó là hút máu chữa bệnh. Theo đó, họ tin rằng việc hút bớt máu ra khỏi cơ thể bệnh nhân sẽ khiến mầm mống bệnh tật rút ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cũng có thể khiến bệnh nhân tử vong do mất máu nhiều.
Mặc dù asen được xếp vào danh sách những chất độc kinh hoàng nhưng phụ nữ thời nữ hoàng Victoria đã sử dụng nó để làm mỹ phẩm hay chữa bệnh sốt rét.
Người Ai Cập cổ đại sử dụng bánh mì mốc để làm chất khử trùng vết thương. Vào thời Trung cổ, những bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường được điều trị bằng cách đưa một que sắt nóng đỏ vào hậu môn nhằm ngăn chặn thịt thừa lồi ra ngoài. Phương pháp điều trị rùng rợn này thường gây đau đớn, bỏng rát ở bộ phận này.
Người Ai Cập cổ đại sử dụng chuột để chữa bệnh đau răng. Theo đó, người dân sẽ ngậm cả một con chuột trong miệng để giảm đau nhức răng.
Người dân Anh sống dưới thời nữ hoàng Elizabeth cũng sử dụng chuột để chữa mụn cóc.
Người Lưỡng Hà chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra gan cừu hiến tế.
Vào những năm 1800, những người bị nói lắp sẽ được điều trị bằng cách cắt lưỡi. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân đã mất mạng do mất máu quá nhiều.
Vào thế kỷ 17, Sir Kenelm Digby đã cho ra đời một loại bột đặc biệt làm từ óc lợn, xác ướp và giun đất. Hỗn hợp này được sử dụng để triều trị những vết thương trong chiến trận.
Vào thời Trung Cổ, các thầy thuốc thường chẩn đoán bệnh bằng cách ngửi, kiểm tra và thậm chí nếm thử nước tiểu của bệnh nhân.
Người Hy Lạp cũng có phương pháp chữa bệnh rùng rợn đó là hút máu chữa bệnh. Theo đó, họ tin rằng việc hút bớt máu ra khỏi cơ thể bệnh nhân sẽ khiến mầm mống bệnh tật rút ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này cũng có thể khiến bệnh nhân tử vong do mất máu nhiều.
Mặc dù asen được xếp vào danh sách những chất độc kinh hoàng nhưng phụ nữ thời nữ hoàng Victoria đã sử dụng nó để làm mỹ phẩm hay chữa bệnh sốt rét.
Người Ai Cập cổ đại sử dụng bánh mì mốc để làm chất khử trùng vết thương.
Vào thời Trung cổ, những bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường được điều trị bằng cách đưa một que sắt nóng đỏ vào hậu môn nhằm ngăn chặn thịt thừa lồi ra ngoài. Phương pháp điều trị rùng rợn này thường gây đau đớn, bỏng rát ở bộ phận này.