70 năm trước, Kazuma Fukuda - sĩ quan chỉ huy phát xít Nhật tại trại tù binh chiến tranh Fukuda đã viết một lá thư. Trong đó, viên sĩ quan này đã xin lỗi về những đau khổ, đọa đày đã gây ra cho các binh sĩ bị bắt làm tù binh.
Trong thư, Fukouka gọi sự kiện Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh ngày 15/8/1945 là một "ngày vui" và ca ngợi những binh sĩ Anh là "công dân của một quốc gia vĩ đại".
|
Lá thư của Kazuma Fukuda - sĩ quan chỉ huy phát xít Nhật sẽ được đem bán đấu giá tại Mỹ. |
Ngoài ra,
sĩ quan chỉ huy phát xít Nhật Fukouka đã biện minh cho việc nhiều tù binh chết trong thời gian giam cầm tại trại tù binh chiến tranh trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm tránh bị quân đồng minh trừng phạt vì những tội ác đã gây ra. Theo đó, Fukouka giải thích những lính canh ở trại đã làm tất cả những điều có thể để "bảo vệ" các tù binh đói khát. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ chết vì "điều kiện thiếu thốn" của trại tù binh chiến tranh này.
"Cái ngày mà bạn có thể trở về quê hương - nơi có những người thân yêu của bạn như cha mẹ, vợ con, anh em đã đến. Những đồ đạc cá nhân của bạn sẽ được trả lại cho từng người và sẽ phải chờ một thời gian trong lúc chuyển giao họ cho quân đồng minh mới có thể về nhà", Fukouka viết trong thư.
|
Kazuma Fukuda viết lá thư này với hy vọng sẽ có cơ hội được sống sau khi gây ra nhiều cái chết cho tù binh ở trại Fukuda. |
Fukuda đã đọc lá thư này trước 300 tù binh chiến tranh, chủ yếu là người Anh ngày 22/8/1945 - vài ngày sau khi
Nhật Bản đầu hàng. Bức thư đặc biệt này sẽ được đem bán đấu giá tại New York, Mỹ cuối tháng 10 này.
Trại tù binh chiến tranh Fukuda hoạt động từ tháng 9/1944. Đây là nơi giam giữ gần 300 tù binh chiến tranh. Những tù binh này bị bắt lao động khổ sai tại một mỏ than. Trong 11 tháng hoạt động, 4 tù binh ở trại Fukuda chết vì đói khát.
|
Đa số tù binh chiến tranh ở trại Fukuda là binh sĩ Anh. |
Trong chiến tranh thế giới 2, Nhật Bản đã không tuân thủ hiệp định Geneva về việc đối xử với các tù binh chiến tranh. Kết quả là hàng chục ngàn tù binh của quân đồng minh bị bỏ đói, tra tấn hay phải làm lao động khổ sai. Trong số đó, hơn 60.000 tù binh bị Nhật ép làm việc tại các công trường xây dựng hệ thống đường sắt. Hậu quả là hơn 12.000 người chết trong quá trình xây dựng hệ thống đường sắt đó.