Trong khuôn viên khu di tích Lam Kinh - khu kinh thành được xây dựng nơi phát tích của nhà Hậu Lê ở Thanh Hóa - có một cây đa cổ thụ rất đặc biệt, được người dân gọi là cây đa Lam Kinh hay .Theo ước tính, cây đa Lam Kinh này có tuổi khoảng 300 năm, cao chừng 20m, gốc cây gần chục người ôm không xuể. Cây cũng được gọi bằng một cái tên rất thú vị là "cây Đa ôm cây Thị", " đa bóp cổ" xuất phát từ một câu chuyện được lưu truyền qua nhiều thế hệ.Theo đó, xưa kia chỗ cây đa đang án ngữ là một cây thị lớn. Chim chóc thường về đậu trên cành thị mang theo quả đa về ăn nên hạt rơi xuống mọc thành cây.Sau này, cây đa mọc lên xanh tốt, bộ rễ phụ của cây dần dần ôm trọn gốc thị rồi hóa thành chung một gốc.Cây thị sống trong lòng cây đa vẫn xanh tươi tốt lá, mỗi năm đều ra quả, tuy nhỏ, chát nhưng thơm lừng một góc trời. Đến năm 2007 cây thị già chết khô. Đến nay vẫn còn một cành khô chĩa ra bên ngoài gốc đa Lam Kinh...Trên phương diện tự nhiên, "cây Đa ôm cây Thị" thường được giới khoa học gọi là hiện tượng "đa bóp cổ". Là loài thực vật phụ sinh, đa bóp cổ thường mọc trên thân cây khác từ hạt do chim chóc, động vật mang đến. Cây nảy mầm từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí sinh, vừa giúp cây bám chắc vào cây chủ, vừa hút nước và dưỡng chất.Khi chạm tới mặt đất, những chiếc rễ này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ. Chúng sẽ ăn sâu vào đất và vươn lên nhanh chóng, đan vào xen nhau như một mạng lưới với hàng trăm chiếc rễ xiết chặt thân cây chủ.Không chỉ bóp nghẹt khiến vỏ cây chủ không còn mang nổi dinh dưỡng nuôi thân, các tán lá của đa bóp cổ sẽ vươn cao và rộng hơn cây chủ, chiếm hết nguồn ánh sáng cực kỳ quan trọng cho sự tồn tại của cây. Quá trình "bóp cổ" này kéo dài sẽ dẫn đến cái chết của thân cây chủ...
Trong khuôn viên khu di tích Lam Kinh - khu kinh thành được xây dựng nơi phát tích của nhà Hậu Lê ở Thanh Hóa - có một cây đa cổ thụ rất đặc biệt, được người dân gọi là cây đa Lam Kinh hay .
Theo ước tính, cây đa Lam Kinh này có tuổi khoảng 300 năm, cao chừng 20m, gốc cây gần chục người ôm không xuể. Cây cũng được gọi bằng một cái tên rất thú vị là "cây Đa ôm cây Thị", " đa bóp cổ" xuất phát từ một câu chuyện được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Theo đó, xưa kia chỗ cây đa đang án ngữ là một cây thị lớn. Chim chóc thường về đậu trên cành thị mang theo quả đa về ăn nên hạt rơi xuống mọc thành cây.
Sau này, cây đa mọc lên xanh tốt, bộ rễ phụ của cây dần dần ôm trọn gốc thị rồi hóa thành chung một gốc.
Cây thị sống trong lòng cây đa vẫn xanh tươi tốt lá, mỗi năm đều ra quả, tuy nhỏ, chát nhưng thơm lừng một góc trời. Đến năm 2007 cây thị già chết khô. Đến nay vẫn còn một cành khô chĩa ra bên ngoài gốc đa Lam Kinh...
Trên phương diện tự nhiên, "cây Đa ôm cây Thị" thường được giới khoa học gọi là hiện tượng "đa bóp cổ". Là loài thực vật phụ sinh, đa bóp cổ thường mọc trên thân cây khác từ hạt do chim chóc, động vật mang đến. Cây nảy mầm từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí sinh, vừa giúp cây bám chắc vào cây chủ, vừa hút nước và dưỡng chất.
Khi chạm tới mặt đất, những chiếc rễ này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ. Chúng sẽ ăn sâu vào đất và vươn lên nhanh chóng, đan vào xen nhau như một mạng lưới với hàng trăm chiếc rễ xiết chặt thân cây chủ.
Không chỉ bóp nghẹt khiến vỏ cây chủ không còn mang nổi dinh dưỡng nuôi thân, các tán lá của đa bóp cổ sẽ vươn cao và rộng hơn cây chủ, chiếm hết nguồn ánh sáng cực kỳ quan trọng cho sự tồn tại của cây. Quá trình "bóp cổ" này kéo dài sẽ dẫn đến cái chết của thân cây chủ...