Khác với các dân tộc khác coi đôi môi đỏ thắm hay trầm tím... mới là biểu tượng của sự quyến rũ, hấp dẫn phái mạnh thì người Amondawa lại có quan điểm về vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt. Theo họ, đôi môi đỏ, hồng, trầm tím không hề đẹp. Phải là sắc môi đen mới tượng trưng cho sự hoàn mĩ. Đôi môi càng đen càng chứng tỏ độ hấp dẫn. Do vậy, phụ nữ bộ tộc này thường tụ tập nhau và làm lễ xăm môi đen như lông quạ khi đến tuổi trưởng thành. Không chỉ có quan niệm lạ lùng về cái đẹp, bộ tộc Amondawa còn được mệnh danh là những người không có khái niệm về thời gian. Do người Amondawa sống ẩn sâu trong các khu rừng nhiệt đới Amazon của Brazil nên họ không có đồng hồ hay lịch. Chính vì vậy, cuộc sống của họ chỉ tuân theo quy luật ngày đêm, mùa mưa và mùa khô. Bởi lẽ ngày thì trời sáng và họ phải thức dậy làm những sinh hoạt hằng ngày và khi màn đêm buông xuống, họ về nơi ở, ăn uống rồi nghỉ ngơi. Với họ, mùa khô thì trời nắng nóng, mùa mưa thì trời trút nước nhiều, thời tiết ẩm ướt.
Do không có khái niệm về thời gian nên người Amondawa không có tuổi. Tuổi thọ đối với họ không có ý nghĩa. Để đánh dấu bước chuyển ngoặt trong đời: từ tuổi ấu thơ lên tuổi trưởng thành và lên lão, người Amondawa sẽ đổi tên của mình. Cụ thể, một đứa trẻ sẽ từ bỏ tên được cha mẹ đặt cho rồi tự tìm cho mình một cái tên mới. Họ sẽ thay đổi tên liên tục và chỉ cần báo cho tộc trưởng biết. Việc thay đổi tên của người Amondawa được ví như “bình mới, rượu cũ”. Do không có khái niệm nào về thời gian nên bộ tộc Amondawa thường xuyên tổ chức các lễ hội một cách tùy hứng. Họ tổ chức lễ hội hay ăn mừng nhân các sự kiện như có người trong làng sinh con đẻ cái hay bắt được một con thú to. Họ thường ăn mừng trong khoảng 7 ngày. Mỗi người sẽ trang điểm, ăn vận thật đẹp để tham dự lễ hội.
Nhóm chuyên gia nghiên cứu đến từ ĐH Portsmouth cho hay đây là lần đầu tiên họ chứng minh được thời gian không có nghĩa lý gì đối với một bộ tộc mà họ đã từng nghiên cứu trước đây nhưng chưa tìm ra bằng chứng. Trong khi đó, các bộ tộc khác rất coi trọng vấn đề thời gian. Giáo sư Chris Sinha cho biết: "Bây giờ chúng ta có thể chắc chắn rằng, có ít nhất một ngôn ngữ và nền văn hóa không có một chút khái niệm nào về thời gian. Họ thường đo, đếm hay nói về những sự việc diễn ra trong cuộc sống của họ một cách trừu tượng. Điều này không có nghĩa là bộ tộc Amondawa là "người sống ngoài quy luật thời gian". Họ sống trong thế giới bị chi phối bởi các sự kiện chứ không phải “thời gian", "tuần", "tháng" hoặc "năm". Họ có thể nói về các sự kiện và kết quả của nó nhưng lại không hề có khái niệm nào về thời gian mà các sự kiện đó diễn ra". Mặc dù nhiều nhà khoa học đã cố đưa khái niệm thời gian như giây phút, giờ, ngày, tháng, năm đến với người Amondawa nhưng đều không có kết quả khả quan. Bởi lẽ, những thổ dân này cho rằng khái niệm về thời gian quá phức tạp, khó hiểu. Chuyên gia càng cố gắng giải thích, họ lại càng thờ ơ.
Năm 1986, các nhà khoa học phát hiện ra bộ tộc Amondawa gồm khoảng 150 cá thể khỏe mạnh. Cuộc sống của họ vẫn giữ được nếp sinh hoạt truyền thống qua thời gian.
Người Amondawa vẫn duy trì các hoạt động như săn bắn, câu cá và trồng trọt. Họ cũng có hệ thống ngôn ngữ riêng. Kể từ đó, các nhà khoa học đã tạo điều kiện để bộ tộc Amondawa được tiếp xúc với những phương tiện hiện đại như điện và vô tuyến truyền hình. Do đó, họ đang dần dần thích nghi với cuộc sống hiện đại và chuyển sang nói tiếng Bồ Đào Nha (ngôn ngữ chính thức ở Brazil). Tuy nhiên, sự hội nhập này có thể khiến thổ ngữ của bộ tộc ít người Amondawa có nguy cơ biến mất hoàn toàn.
Khác với các dân tộc khác coi đôi môi đỏ thắm hay trầm tím... mới là biểu tượng của sự quyến rũ, hấp dẫn phái mạnh thì người Amondawa lại có quan điểm về vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt. Theo họ, đôi môi đỏ, hồng, trầm tím không hề đẹp. Phải là sắc môi đen mới tượng trưng cho sự hoàn mĩ. Đôi môi càng đen càng chứng tỏ độ hấp dẫn. Do vậy, phụ nữ bộ tộc này thường tụ tập nhau và làm lễ xăm môi đen như lông quạ khi đến tuổi trưởng thành.
Không chỉ có quan niệm lạ lùng về cái đẹp, bộ tộc Amondawa còn được mệnh danh là những người không có khái niệm về thời gian. Do người Amondawa sống ẩn sâu trong các khu rừng nhiệt đới Amazon của Brazil nên họ không có đồng hồ hay lịch. Chính vì vậy, cuộc sống của họ chỉ tuân theo quy luật ngày đêm, mùa mưa và mùa khô. Bởi lẽ ngày thì trời sáng và họ phải thức dậy làm những sinh hoạt hằng ngày và khi màn đêm buông xuống, họ về nơi ở, ăn uống rồi nghỉ ngơi. Với họ, mùa khô thì trời nắng nóng, mùa mưa thì trời trút nước nhiều, thời tiết ẩm ướt.
Do không có khái niệm về thời gian nên người Amondawa không có tuổi. Tuổi thọ đối với họ không có ý nghĩa. Để đánh dấu bước chuyển ngoặt trong đời: từ tuổi ấu thơ lên tuổi trưởng thành và lên lão, người Amondawa sẽ đổi tên của mình. Cụ thể, một đứa trẻ sẽ từ bỏ tên được cha mẹ đặt cho rồi tự tìm cho mình một cái tên mới. Họ sẽ thay đổi tên liên tục và chỉ cần báo cho tộc trưởng biết. Việc thay đổi tên của người Amondawa được ví như “bình mới, rượu cũ”.
Do không có khái niệm nào về thời gian nên bộ tộc Amondawa thường xuyên tổ chức các lễ hội một cách tùy hứng. Họ tổ chức lễ hội hay ăn mừng nhân các sự kiện như có người trong làng sinh con đẻ cái hay bắt được một con thú to. Họ thường ăn mừng trong khoảng 7 ngày. Mỗi người sẽ trang điểm, ăn vận thật đẹp để tham dự lễ hội.
Nhóm chuyên gia nghiên cứu đến từ ĐH Portsmouth cho hay đây là lần đầu tiên họ chứng minh được thời gian không có nghĩa lý gì đối với một bộ tộc mà họ đã từng nghiên cứu trước đây nhưng chưa tìm ra bằng chứng. Trong khi đó, các bộ tộc khác rất coi trọng vấn đề thời gian.
Giáo sư Chris Sinha cho biết: "Bây giờ chúng ta có thể chắc chắn rằng, có ít nhất một ngôn ngữ và nền văn hóa không có một chút khái niệm nào về thời gian. Họ thường đo, đếm hay nói về những sự việc diễn ra trong cuộc sống của họ một cách trừu tượng. Điều này không có nghĩa là bộ tộc Amondawa là "người sống ngoài quy luật thời gian". Họ sống trong thế giới bị chi phối bởi các sự kiện chứ không phải “thời gian", "tuần", "tháng" hoặc "năm". Họ có thể nói về các sự kiện và kết quả của nó nhưng lại không hề có khái niệm nào về thời gian mà các sự kiện đó diễn ra".
Mặc dù nhiều nhà khoa học đã cố đưa khái niệm thời gian như giây phút, giờ, ngày, tháng, năm đến với người Amondawa nhưng đều không có kết quả khả quan. Bởi lẽ, những thổ dân này cho rằng khái niệm về thời gian quá phức tạp, khó hiểu. Chuyên gia càng cố gắng giải thích, họ lại càng thờ ơ.
Năm 1986, các nhà khoa học phát hiện ra bộ tộc Amondawa gồm khoảng 150 cá thể khỏe mạnh. Cuộc sống của họ vẫn giữ được nếp sinh hoạt truyền thống qua thời gian.
Người Amondawa vẫn duy trì các hoạt động như săn bắn, câu cá và trồng trọt. Họ cũng có hệ thống ngôn ngữ riêng.
Kể từ đó, các nhà khoa học đã tạo điều kiện để bộ tộc Amondawa được tiếp xúc với những phương tiện hiện đại như điện và vô tuyến truyền hình. Do đó, họ đang dần dần thích nghi với cuộc sống hiện đại và chuyển sang nói tiếng Bồ Đào Nha (ngôn ngữ chính thức ở Brazil). Tuy nhiên, sự hội nhập này có thể khiến thổ ngữ của bộ tộc ít người Amondawa có nguy cơ biến mất hoàn toàn.