Ở châu Phi, việc xuyên đĩa môi dưới thường được kết hợp với cắt bỏ hai răng cửa hàm dưới và đôi khi cả bốn răng dưới. Ở một số người Sara và Lobi thì họ xuyên đĩa cả môi trên lẫn môi dưới. Trong khi ở các bộ lạc khác như Makonde thì chỉ đeo đĩa ở môi trên. Ở các bộ lạc sông Sepik ở Papua, New Guinea, Các trưởng lão của bộ tộc sẽ sử dụng lưỡi dao cạo để cắt và chạm khắc hình dạng sần sùi của da cá sấu lên toàn bộ cơ thể của những chàng trai. Họ tin rằng hình xăm da cá sấu trên toàn bộ cơ thể sẽ hấp thụ lại những gì còn sót lại của một đứa trẻ và chúng sẽ trưởng thành người đàn ông hoàn thiện.Trong văn hóa Maya, răng được mài nhọn, và đôi khi được chạm khắc tinh tế để phân biệt những người ở tầng lớp thượng lưu với những người khác. Nhiều dân tộc sẽ mài nhọn răng của họ để bắt chước động vật, chẳng hạn như những người Wapare ở vùng rừng nhiệt đới nội địa châu Phi, họ thường mài nhọn răng để bắt chước con cá mập, cũng như nhổ bỏ một số răng dưới trong quá trình dậy thì. Những người Thái bản địa thực hiện nghi thức đánh dấu bước trưởng thành của họ bằng cách cho những vật thể nhọn dài đâm qua mặt, mặc dù vết thương được cho là hoàn toàn được chữa trị lành lặn nhưng sau đó những vết sẹo trên khuôn mặt họ khó mà mất đi được. Hầu hết các bé trai, bé gái Dinka không hề rơi lệ khi các thầy phù thủy địa phương đặt con dao nóng đỏ lên khuôn mặt họ. Việc rạch mặt được thực hiện phổ biến ở Cộng hòa Sudan, và những đường nét vằn vện trên gương mặt là dấu ấn riêng của bộ tộc giúp phân biệt người của các bộ lạc khác nhau và nhấn mạnh vẻ đẹp của những người phụ nữ trong bộ lạc. Những người đàn ông của bộ tộc Dinka ở phía nam Cộng hòa Sudan thường đục ba đường thẳng song song trên trán và gương mặt chạm trổ gồ ghề thể hiện cho sự can đảm của bộ lạc. Những cậu bé Dinka sẽ thực hiện nghi lễ xâu đục cơ thể này trong lễ trưởng thành.Bộ tộc Apatani là bộ tộc hùng mạnh có khoảng 26.000 người hiện đang sinh sống trong thung lũng Ziro ở bang Arunachal Pradesh ở phía đông bắc của Ấn Độ. Phụ nữ Apanti được coi là đẹp nhất trong số các bộ lạc Arunachal, nhưng họ lại tự làm cho mình trông kém hấp dẫn để tự bảo vệ họ khỏi những kẻ xâm lược các bộ tộc khác bằng cách cắm những nút lớn bằng gỗ ở mũi. Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới người ta vẫn còn có tục “căng tai”, từ bộ lạc Masai ở Kenya đến các bộ lạc Huaorani trong lưu vực sông Amazon.
Ở châu Phi, việc xuyên đĩa môi dưới thường được kết hợp với cắt bỏ hai răng cửa hàm dưới và đôi khi cả bốn răng dưới. Ở một số người Sara và Lobi thì họ xuyên đĩa cả môi trên lẫn môi dưới. Trong khi ở các bộ lạc khác như Makonde thì chỉ đeo đĩa ở môi trên.
Ở các bộ lạc sông Sepik ở Papua, New Guinea, Các trưởng lão của bộ tộc sẽ sử dụng lưỡi dao cạo để cắt và chạm khắc hình dạng sần sùi của da cá sấu lên toàn bộ cơ thể của những chàng trai. Họ tin rằng hình xăm da cá sấu trên toàn bộ cơ thể sẽ hấp thụ lại những gì còn sót lại của một đứa trẻ và chúng sẽ trưởng thành người đàn ông hoàn thiện.
Trong văn hóa Maya, răng được mài nhọn, và đôi khi được chạm khắc tinh tế để phân biệt những người ở tầng lớp thượng lưu với những người khác. Nhiều dân tộc sẽ mài nhọn răng của họ để bắt chước động vật, chẳng hạn như những người Wapare ở vùng rừng nhiệt đới nội địa châu Phi, họ thường mài nhọn răng để bắt chước con cá mập, cũng như nhổ bỏ một số răng dưới trong quá trình dậy thì.
Những người Thái bản địa thực hiện nghi thức đánh dấu bước trưởng thành của họ bằng cách cho những vật thể nhọn dài đâm qua mặt, mặc dù vết thương được cho là hoàn toàn được chữa trị lành lặn nhưng sau đó những vết sẹo trên khuôn mặt họ khó mà mất đi được.
Hầu hết các bé trai, bé gái Dinka không hề rơi lệ khi các thầy phù thủy địa phương đặt con dao nóng đỏ lên khuôn mặt họ. Việc rạch mặt được thực hiện phổ biến ở Cộng hòa Sudan, và những đường nét vằn vện trên gương mặt là dấu ấn riêng của bộ tộc giúp phân biệt người của các bộ lạc khác nhau và nhấn mạnh vẻ đẹp của những người phụ nữ trong bộ lạc.
Những người đàn ông của bộ tộc Dinka ở phía nam Cộng hòa Sudan thường đục ba đường thẳng song song trên trán và gương mặt chạm trổ gồ ghề thể hiện cho sự can đảm của bộ lạc. Những cậu bé Dinka sẽ thực hiện nghi lễ xâu đục cơ thể này trong lễ trưởng thành.
Bộ tộc Apatani là bộ tộc hùng mạnh có khoảng 26.000 người hiện đang sinh sống trong thung lũng Ziro ở bang Arunachal Pradesh ở phía đông bắc của Ấn Độ. Phụ nữ Apanti được coi là đẹp nhất trong số các bộ lạc Arunachal, nhưng họ lại tự làm cho mình trông kém hấp dẫn để tự bảo vệ họ khỏi những kẻ xâm lược các bộ tộc khác bằng cách cắm những nút lớn bằng gỗ ở mũi.
Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới người ta vẫn còn có tục “căng tai”, từ bộ lạc Masai ở Kenya đến các bộ lạc Huaorani trong lưu vực sông Amazon.