Hàng tuần, nữ hoàng Cleopatrathường xuyên gặp gỡ các nhà khoa học khác. Cuốn sách do Nhà xuất bản của Đại học London (UCL) phát hành, có nhan đề: "Egyptology: The Missing Millennium, Ancient Egypt in Medieval Arabic Writings (tạm dịch: Ai Cập học: Thiên niên kỷ bị thất lạc, Ai Cập cổ trong các tài liệu viết tay Ả Rập thời trung cổ) đã tiết lộ thông tin đặc biệt trên.
Nếu như các sử gia có thể xác minh được thông tin trong cuốn sách trên là đúng sự thật thì điều đó sẽ khiến mọi người có cái nhìn hoàn toàn khác về
nữ hoàng Cleopatra quyến rũ giống như mô tả của các học giả La Mã và Hy Lạp đã viết.
Tác giả cuốn sách trên là Okasha El Daly. Ông là nhà Ai Cập học của Đại học London, đã tìm thấy những bản viết tay tiếng Ả Rập trung cổ chưa từng được phát hiện trước đây. Ông đã chuyển ngữ và phân tích nội dung các bản chữ dựa trên kiến thức về lịch sử Ai Cập thời đầu.
Lisa Schwappach - người phụ trách Bảo tàng
Ai Cập Rosicrucian ở California cho hay, một thư viện tại Alexandria được cho là bị đốt cháy trong thời cổ đại có thể do vị tướng người Hồi giáo muốn phá hủy các tài liệu được viết trước khi có kinh Koran.
|
Theo cuốn sách của chuyên gia El Daly, nữ hoàng Cleopatra là một nhà khoa học xuất chúng. |
Chuyên gia El Daly cho hay, tài liệu chữ Ả Rập đầu tiên về "nhà khoa học" Cleopatra được Al-Masudi ghi lại. Al-Masudi qua đời vào năm 956. Trong cuốn sách Muruj của mình, Al-Masudi viết về nữ hoàng quyền lực Cleopatra như sau: “Nàng là nhà hiền triết, triết gia, đã nâng cao địa vị của các học giả và vui thích với sự đồng hành của họ. Nàng cũng viết sách về y học, bùa chú và mỹ phẩm, bên cạnh nhiều quyển sách khác là tài liệu phổ biến trong giới y khoa”.
Những nhà văn thời Ả Rập
trung cổ như Al-Bakri, Yaqut, Ibn Al-Ibri, Ibn Duqmaq và Al-Maqrizi đã rất ấn tượng về những dự án xây dựng do nữ hoàng Cleopatra chỉ đạo. Chuyên gia El Daly cho rằng, những quyển sách Ả Rập đầu tiên đề cập về Cleopatra và lịch sử Ai Cập do giám mục John xứ Nikiou (người Ai Cập) viết. Trong đó, vị giám mục này đã nói về những công trình kiến trúc của nữ hoàng Cleopatra ở Alexandria và đã dành nhiều lời ngợi khen cho cống hiến của bà.
Một
sử gia Ả Rập khác là ông Ibn Ab Al-Hakam nhận định nữ hoàng Cleopatra là người đứng sau công trình hải đăng xứ Alexandria - một trong những cấu trúc vĩ đại nhất của thế giới cổ đại.
Theo chuyên gia El Daly, hải đăng xứ
Alexandria không chỉ đóng vai trò là chiếc đèn biển mà còn là một kính viễn vọng tuyệt vời, có thấu kính khổng lồ dùng để đốt cháy tàu thuyền của quân địch có ý đồ tấn công Ai Cập.
Còn những nguồn tài liệu Ả Rập khác cũng chỉ ra việc nữ hoàng Cleopatra đã tạo ra công thức điều trị chứng rụng tóc và thậm chí nghiên cứu cả phụ khoa. Nhà văn Ibn Fatik và Ibn Usaybiah đã miêu tả nữ hoàng Cleopatra thực hiện thí nghiệm theo dõi các giai đoạn phát triển của bào thai trong bụng mẹ.
"Nữ hoàng Cleopatra còn là nhà giả kim. Bà đã phát minh ra một công cụ để phân tích chất lỏng. Ngoài ra, còn có nhiều bằng chứng cho thấy có khá nhiều phụ nữ ở Ai Cập sống ở thời cổ đại từng là bác sĩ và được dạy dỗ trong các ngành khoa học", chuyên gia El Daly cho hay.