Súng máy Maxim có thể bắn tự động 600 viên đạn/phút. Loại vũ khí này đã phát huy hiệu quả trong nhiều cuộc chinh phục của quân đội Anh. Một trong những trận chiến nổi tiếng đó là trận Shangani, khi mà 700 binh sĩ Anh chiến đấu với 3.000 quân địch chỉ với 4 súng máy Maxim.
Với đường kính 80 cm, Pumhart von Steyr là khẩu súng cỡ lớn được sử dụng phổ biến ở Áo trong thế kỷ XV. Bảo tàng Heeresgeschichtliches ở Vienna đang trưng bày, bảo quản loại vũ khí hủy diệt này.
"Quái vật Mortar" là một trong những loại vũ khí có cỡ nòng lớn nhất thế giới (975 mm). Joseph Paixhans đã phát minh ra loại vũ khí này. Nó đã lập nên chiến tích vẻ vang trong cuộc bao vây Antwerp năm 1832.
Khẩu đại bác Sa Hoàng (Tsar Cannon) được đúc bằng đồng năm 1586. Nó nặng 38 tấn, dài 5,34m, cỡ nòng 890 mm. Regent Boris Godunov là người cai trị nước Nga cuối những năm 1580 - 1590, đã sử dụng khẩu đại bác "khủng" trên. Hiện vũ khí này được trưng bày tại điện Kremlin ở Moscow, Nga.
Mark I là xe tăng chiến đấu đầu tiên trong lịch sử. Nó có thể mang theo 5 súng máy và chở 8 binh sĩ khi ra chiến trường. Loại vũ khí này được nhiều quốc gia sử dụng trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh thế giới 1.
Karl Gerat là một loại súng cối tự hành siêu nặng do công ty Rheinmetall phát triển. Nó có thể phá hủy một tòa nhà cao tầng chỉ với một lần bắn. Để vận hành khẩu cối siêu nặng này, người ta cần tới một ê kíp chiến đấu 21 người. Đức quốc xã đã chế tạo 7 khẩu súng cối Karl Great. Hiện chỉ còn một khẩu được bảo quản, trưng bày tại một bảo tàng ở Nga.
Schwerer Gustav là khẩu pháo lớn nhất mà con người từng chế tạo, với đường kính nòng pháo lên đến 80 cm. Nó có thể bắn viên đạn có khối lượng 7 tấn. Toàn bộ khối lượng của Schwerer Gusta lên đến 1.350 tấn. Để có thể di chuyển nó, binh sĩ cần phải sử dụng 2 tuyến đường sắt sát nhau.
Pháo tạo lốc xoáy của Đức quốc xã. Ý tưởng thiết kế vũ khí này là ứng dụng nguyên lý tạo ra các vụ nổ ở trong buồng đốt áp lực cao rồi xả vào mục tiêu, tạo ra một cơn lốc xoáy nhân tạo. Mục đích của loại vũ khí kỳ lạ này là tạo ra những cơn lốc xoáy nhằm ngăn chặn máy bay ném bom của quân đồng minh. Tuy nhiên, trên thực tế, loại pháo này chỉ tạo ra một cơn lốc xoáy có đường kính khoảng 200m nên không đủ sức đánh chặn các máy bay ném bom của quân đồng minh. Sau này, Đức quốc xã đã hủy dự án trên.
Supergun V3 Hochdruckpumpe V3 là khẩu pháo ứng dụng nguyên lý nòng nhiều buồng đốt có từ thế kỷ XIX. Nòng pháo có chiều dài 140m và chứa nhiều "đạn" phóng bên trong. Chúng được cài đặt thời gian để kích nổ ngay khi đạn pháo vừa chạy qua để tăng thêm lực đẩy cho viên đạn. Máy bắn đá có khả năng công phá tường thành từ khoảng cách rất xa. Nó sử dụng những hòn đá có kích thước và trọng lượng lớn (có thể sử dụng đá lửa để tăng khả năng sát thương) và có thể phá hủy một bức tường thành chỉ trong vài ngày.
Súng máy Maxim có thể bắn tự động 600 viên đạn/phút. Loại vũ khí này đã phát huy hiệu quả trong nhiều cuộc chinh phục của quân đội Anh. Một trong những trận chiến nổi tiếng đó là trận Shangani, khi mà 700 binh sĩ Anh chiến đấu với 3.000 quân địch chỉ với 4 súng máy Maxim.
Với đường kính 80 cm, Pumhart von Steyr là khẩu súng cỡ lớn được sử dụng phổ biến ở Áo trong thế kỷ XV. Bảo tàng Heeresgeschichtliches ở Vienna đang trưng bày, bảo quản loại vũ khí hủy diệt này.
"Quái vật Mortar" là một trong những loại vũ khí có cỡ nòng lớn nhất thế giới (975 mm). Joseph Paixhans đã phát minh ra loại vũ khí này. Nó đã lập nên chiến tích vẻ vang trong cuộc bao vây Antwerp năm 1832.
Khẩu đại bác Sa Hoàng (Tsar Cannon) được đúc bằng đồng năm 1586. Nó nặng 38 tấn, dài 5,34m, cỡ nòng 890 mm. Regent Boris Godunov là người cai trị nước Nga cuối những năm 1580 - 1590, đã sử dụng khẩu đại bác "khủng" trên. Hiện vũ khí này được trưng bày tại điện Kremlin ở Moscow, Nga.
Mark I là xe tăng chiến đấu đầu tiên trong lịch sử. Nó có thể mang theo 5 súng máy và chở 8 binh sĩ khi ra chiến trường. Loại vũ khí này được nhiều quốc gia sử dụng trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh thế giới 1.
Karl Gerat là một loại súng cối tự hành siêu nặng do công ty Rheinmetall phát triển. Nó có thể phá hủy một tòa nhà cao tầng chỉ với một lần bắn. Để vận hành khẩu cối siêu nặng này, người ta cần tới một ê kíp chiến đấu 21 người. Đức quốc xã đã chế tạo 7 khẩu súng cối Karl Great. Hiện chỉ còn một khẩu được bảo quản, trưng bày tại một bảo tàng ở Nga.
Schwerer Gustav là khẩu pháo lớn nhất mà con người từng chế tạo, với đường kính nòng pháo lên đến 80 cm. Nó có thể bắn viên đạn có khối lượng 7 tấn. Toàn bộ khối lượng của Schwerer Gusta lên đến 1.350 tấn. Để có thể di chuyển nó, binh sĩ cần phải sử dụng 2 tuyến đường sắt sát nhau.
Pháo tạo lốc xoáy của Đức quốc xã. Ý tưởng thiết kế vũ khí này là ứng dụng nguyên lý tạo ra các vụ nổ ở trong buồng đốt áp lực cao rồi xả vào mục tiêu, tạo ra một cơn lốc xoáy nhân tạo. Mục đích của loại vũ khí kỳ lạ này là tạo ra những cơn lốc xoáy nhằm ngăn chặn máy bay ném bom của quân đồng minh. Tuy nhiên, trên thực tế, loại pháo này chỉ tạo ra một cơn lốc xoáy có đường kính khoảng 200m nên không đủ sức đánh chặn các máy bay ném bom của quân đồng minh. Sau này, Đức quốc xã đã hủy dự án trên.
Supergun V3 Hochdruckpumpe V3 là khẩu pháo ứng dụng nguyên lý nòng nhiều buồng đốt có từ thế kỷ XIX. Nòng pháo có chiều dài 140m và chứa nhiều "đạn" phóng bên trong. Chúng được cài đặt thời gian để kích nổ ngay khi đạn pháo vừa chạy qua để tăng thêm lực đẩy cho viên đạn.
Máy bắn đá có khả năng công phá tường thành từ khoảng cách rất xa. Nó sử dụng những hòn đá có kích thước và trọng lượng lớn (có thể sử dụng đá lửa để tăng khả năng sát thương) và có thể phá hủy một bức tường thành chỉ trong vài ngày.