Trước khi đạo diễn Trần Khải Ca qua đời, rất ít người biết đến bà. Tên bà chỉ xuất hiện hiếm hoi trong truyện ký của Mai Lan Phương và Đỗ Nguyệt Sanh. Nhưng giờ, qua bộ phim “Mai Lan Phương” của Trần Khải Ca, cả đất nước Trung Quốc, thậm chí toàn thế giới đều chú ý đến cái tên lạ lẫm này. Cùng với Mai Lan Phương, Đỗ Nguyệt Sanh, bà đã viết nên câu chuyện tình buồn xót xa. Bà có giọng hát mượt mà, thân thiện và là một tuyệt sắc giai nhân, bà trở thành sự chú ý của thế giới. Bà là “Winter Queen” trong lê viên, là đào kép tuyệt thế - Mạnh Tiểu Đông. 60 năm trước sàn nhảy Paramount ở Thượng Hải được mệnh danh là “Nhạc phủ đầu tiên của Viễn Đông”, có một người phụ nữ duyên dáng thường xuyên đến đây khiêu vũ, giải trí, bà là Đường Anh. Khi đó bà và Lục Tiểu Mạn được gọi là ngọn gió tiên phong trong lĩnh vực ngoại giao và được gọi tắt là “Nam Đường Bắc Lục”. Nhưng hiện giờ, Lục Tiểu Mạn vì kết hôn với nhà thơ Từ Chí Ma nên được nhiều người biết đến, còn Đường Anh thì dần chìm vào quên lãng. Nguyên nhân là vì dù Đường Anh rất đẹp nhưng lại không có cuộc hôn nhân chấn động toàn quốc. Nếu nói Đường Anh là một dấu son trong lòng đấng mày râu thì Lục Tiểu Mạn lại là ánh trăng nơi đầu giường. Bà không phải là pháo hoa nhưng còn cô đơn hơn pháo hoa, không phải là hoa hồng nhưng lại lay động lòng người hơn cả hoa hồng, bà là một vùng biển biếc vừa trong sáng vừa khó đoán. Bà có thể làm mưa làm gió ở bất cứ giai đoạn nào, bà có thể khơi dậy lòng nhiệt huyết và dục vọng của tất cả đấng mày râu. Ngày nay ít ai biết đến cái tên Lăng Thục Hoa, nhưng bà là một trong “ba thần đồng văn học” của thế kỷ 20. Lăng Thục Hoa có học vấn phong phú, một thiên tài hội họa. Viết văn, vẽ tranh hay đối nhân xử thế Lăng Thục Hoa đều hòa nhã, nhẹ nhàng đoan trang. Bà nhìn thế giới với con mắt khoan dung ôn hòa, và cũng đối đãi với những người xung quanh như vậy. Lâm Huy Nhân từng làm thơ tặng Từ Chí Ma, nói ông là “trời tháng tư của trần gian”. Thật ra, trong lòng các đấng mày râu, bà mới là trời tháng tư của họ. Sắc đẹp, tài nghệ và tính tình của bà đều khiến người khác phải động lòng. Lâm Huy Nhân là một phụ nữ vô cùng tài năng, nhưng bà vẫn chỉ là một cô gái có tính cách bình thường, ba người đàn ông kiệt xuất đã bị chinh phục bởi sắc đẹp của bà. Người xưa có câu: “Huyền thoại, gọi như vậy vì nó ly kỳ mà được người ta lưu truyền”, nhưng Trương Ái Linh lại nói: “Tên sách huyền thoại, mục đích là tìm người thường trong huyền thoại đó và tìm huyền thoại trong người thường.” Thật ra, huyền thoại không cần phải tìm đâu xa, Trương Ái Linh chính là huyền thoại. Cuộc đời bà vô cùng gian truân, như một cuốn tiểu thuyết dài kỳ, giọng văn của bà cũng rất uyển chuyển, nhưng từng từ từng chữ lại như đâm xoáy vào tim người đọc. Không có Úc Đại Phu thì không có Vương Ánh Hà. Cuộc đời của Vương Ánh Hà đều liên quan đến nhà văn Úc Đại Phu, hạnh phúc hay khổ đau của bà đều phụ thuộc vào Úc Đại Phu. Nói vậy như quá, nhưng sự thật đúng là vậy. Vào thời Dân quốc chuyện tình của hai người đã trở thành giai thoại, được tôn vinh thành “chuyện tình nổi tiếng nhất làng văn học hiện đại”, thế nhưng cuộc tình nồng cháy giữa chàng văn sĩ tài hoa và người đẹp Giang Nam cuối cùng vẫn kết thúc trong bi kịch. Thuở thiếu thời Ân Minh Châu là một cô gái vô cùng xinh đẹp, với vẻ đẹp mang đậm chất Tây, được bạn học gọi là “FF girl” (Following Fashion Girl), một cô nàng cuồng thời trang. Từ đó về sau, “FF Lady” trở thành biệt danh của bà và nổi danh khắp Thượng Hải. Sau này, người đẹp lại trở thành minh tinh hàng đầu Thượng Hải, thay đổi cục diện điện ảnh nam đóng nữ thời đó. Từ đó. nền điện ảnh Trung Quốc cũng bắt đầu thay đổi với việc nữ giới tự đảm nhận vai nữ chính. Thời Dân quốc, bến Thượng Hải có hai “thất tiểu thư” rất nổi tiếng, một người là Tôn Ngọc Quỳnh con gái của Tôn Dụng Phồn và là mẹ kế của Trương Ái Linh, người còn lại là người đẹp Thịnh Ái Di nổi tiếng khắp bến Thượng Hải, con gái thứ bảy của Thịnh Tuyên Hoài. Với danh hiệu “Thịnh thất” nổi tiếng Thịnh Ái Di dã nảy sinh tình cảm vừa yêu vừa hận với Tống Tử Văn. Việc tiểu thư nhà họ Thịnh quyền quý lại có tính cách dũng cảm như vậy vẫn được coi là huyền thoại của bến Thượng Hải thời đó.Nếu nói thế kỷ 20 ngoài chiến tranh vẫn còn hoa hồng thì “thiếu soái” Trương Học Lương và “Triệu tứ tiểu thư” Triệu Nhất Địch chắc chắn là một đôi trai tài gái sắc. Rất nhiều phụ nữ đem lòng yêu Trương thiếu soái, nhưng không ai đủ danh phận để ở cạnh một người đàn ông mất ý thức trong mấy chục năm cô đơn cuối đời mà chỉ có Triệu tứ tiểu thư. Mối tình sâu đậm của họ kéo dài hơn 70 năm, trở thành chuyện tình cổ tích thế kỷ 20 của Trung Quốc. Nếu không gặp Trương Học Lương, liệu Triệu Nhất Địch có được cuộc đời khác người như vậy không? Nếu không có Triệu Nhất Địch bầu bạn, chia ngọt sẻ bùi thì liệu Trương Học Lương sẽ ra sao trong những năm tháng bị quản thúc? Tất nhiên, lịch sử không thể giả định, sự thật thì họ đã gặp nhau, yêu nhau, cùng nhau sống đến đầu bạc răng long.
Trước khi đạo diễn Trần Khải Ca qua đời, rất ít người biết đến bà. Tên bà chỉ xuất hiện hiếm hoi trong truyện ký của Mai Lan Phương và Đỗ Nguyệt Sanh. Nhưng giờ, qua bộ phim “Mai Lan Phương” của Trần Khải Ca, cả đất nước Trung Quốc, thậm chí toàn thế giới đều chú ý đến cái tên lạ lẫm này. Cùng với Mai Lan Phương, Đỗ Nguyệt Sanh, bà đã viết nên câu chuyện tình buồn xót xa. Bà có giọng hát mượt mà, thân thiện và là một tuyệt sắc giai nhân, bà trở thành sự chú ý của thế giới. Bà là “Winter Queen” trong lê viên, là đào kép tuyệt thế - Mạnh Tiểu Đông.
60 năm trước sàn nhảy Paramount ở Thượng Hải được mệnh danh là “Nhạc phủ đầu tiên của Viễn Đông”, có một người phụ nữ duyên dáng thường xuyên đến đây khiêu vũ, giải trí, bà là Đường Anh. Khi đó bà và Lục Tiểu Mạn được gọi là ngọn gió tiên phong trong lĩnh vực ngoại giao và được gọi tắt là “Nam Đường Bắc Lục”. Nhưng hiện giờ, Lục Tiểu Mạn vì kết hôn với nhà thơ Từ Chí Ma nên được nhiều người biết đến, còn Đường Anh thì dần chìm vào quên lãng. Nguyên nhân là vì dù Đường Anh rất đẹp nhưng lại không có cuộc hôn nhân chấn động toàn quốc.
Nếu nói Đường Anh là một dấu son trong lòng đấng mày râu thì Lục Tiểu Mạn lại là ánh trăng nơi đầu giường. Bà không phải là pháo hoa nhưng còn cô đơn hơn pháo hoa, không phải là hoa hồng nhưng lại lay động lòng người hơn cả hoa hồng, bà là một vùng biển biếc vừa trong sáng vừa khó đoán. Bà có thể làm mưa làm gió ở bất cứ giai đoạn nào, bà có thể khơi dậy lòng nhiệt huyết và dục vọng của tất cả đấng mày râu.
Ngày nay ít ai biết đến cái tên Lăng Thục Hoa, nhưng bà là một trong “ba thần đồng văn học” của thế kỷ 20. Lăng Thục Hoa có học vấn phong phú, một thiên tài hội họa. Viết văn, vẽ tranh hay đối nhân xử thế Lăng Thục Hoa đều hòa nhã, nhẹ nhàng đoan trang. Bà nhìn thế giới với con mắt khoan dung ôn hòa, và cũng đối đãi với những người xung quanh như vậy.
Lâm Huy Nhân từng làm thơ tặng Từ Chí Ma, nói ông là “trời tháng tư của trần gian”. Thật ra, trong lòng các đấng mày râu, bà mới là trời tháng tư của họ. Sắc đẹp, tài nghệ và tính tình của bà đều khiến người khác phải động lòng. Lâm Huy Nhân là một phụ nữ vô cùng tài năng, nhưng bà vẫn chỉ là một cô gái có tính cách bình thường, ba người đàn ông kiệt xuất đã bị chinh phục bởi sắc đẹp của bà.
Người xưa có câu: “Huyền thoại, gọi như vậy vì nó ly kỳ mà được người ta lưu truyền”, nhưng Trương Ái Linh lại nói: “Tên sách huyền thoại, mục đích là tìm người thường trong huyền thoại đó và tìm huyền thoại trong người thường.” Thật ra, huyền thoại không cần phải tìm đâu xa, Trương Ái Linh chính là huyền thoại. Cuộc đời bà vô cùng gian truân, như một cuốn tiểu thuyết dài kỳ, giọng văn của bà cũng rất uyển chuyển, nhưng từng từ từng chữ lại như đâm xoáy vào tim người đọc.
Không có Úc Đại Phu thì không có Vương Ánh Hà. Cuộc đời của Vương Ánh Hà đều liên quan đến nhà văn Úc Đại Phu, hạnh phúc hay khổ đau của bà đều phụ thuộc vào Úc Đại Phu. Nói vậy như quá, nhưng sự thật đúng là vậy. Vào thời Dân quốc chuyện tình của hai người đã trở thành giai thoại, được tôn vinh thành “chuyện tình nổi tiếng nhất làng văn học hiện đại”, thế nhưng cuộc tình nồng cháy giữa chàng văn sĩ tài hoa và người đẹp Giang Nam cuối cùng vẫn kết thúc trong bi kịch.
Thuở thiếu thời Ân Minh Châu là một cô gái vô cùng xinh đẹp, với vẻ đẹp mang đậm chất Tây, được bạn học gọi là “FF girl” (Following Fashion Girl), một cô nàng cuồng thời trang. Từ đó về sau, “FF Lady” trở thành biệt danh của bà và nổi danh khắp Thượng Hải. Sau này, người đẹp lại trở thành minh tinh hàng đầu Thượng Hải, thay đổi cục diện điện ảnh nam đóng nữ thời đó. Từ đó. nền điện ảnh Trung Quốc cũng bắt đầu thay đổi với việc nữ giới tự đảm nhận vai nữ chính.
Thời Dân quốc, bến Thượng Hải có hai “thất tiểu thư” rất nổi tiếng, một người là Tôn Ngọc Quỳnh con gái của Tôn Dụng Phồn và là mẹ kế của Trương Ái Linh, người còn lại là người đẹp Thịnh Ái Di nổi tiếng khắp bến Thượng Hải, con gái thứ bảy của Thịnh Tuyên Hoài. Với danh hiệu “Thịnh thất” nổi tiếng Thịnh Ái Di dã nảy sinh tình cảm vừa yêu vừa hận với Tống Tử Văn. Việc tiểu thư nhà họ Thịnh quyền quý lại có tính cách dũng cảm như vậy vẫn được coi là huyền thoại của bến Thượng Hải thời đó.
Nếu nói thế kỷ 20 ngoài chiến tranh vẫn còn hoa hồng thì “thiếu soái” Trương Học Lương và “Triệu tứ tiểu thư” Triệu Nhất Địch chắc chắn là một đôi trai tài gái sắc. Rất nhiều phụ nữ đem lòng yêu Trương thiếu soái, nhưng không ai đủ danh phận để ở cạnh một người đàn ông mất ý thức trong mấy chục năm cô đơn cuối đời mà chỉ có Triệu tứ tiểu thư. Mối tình sâu đậm của họ kéo dài hơn 70 năm, trở thành chuyện tình cổ tích thế kỷ 20 của Trung Quốc. Nếu không gặp Trương Học Lương, liệu Triệu Nhất Địch có được cuộc đời khác người như vậy không? Nếu không có Triệu Nhất Địch bầu bạn, chia ngọt sẻ bùi thì liệu Trương Học Lương sẽ ra sao trong những năm tháng bị quản thúc? Tất nhiên, lịch sử không thể giả định, sự thật thì họ đã gặp nhau, yêu nhau, cùng nhau sống đến đầu bạc răng long.