Ấp Ngũ Tây, Thuỷ An, thành phố Huế ngày nay vẫn lưu giữ một di tích đặc biệt về Ngô Đình Cẩn (1912 – 1964) - em trai của Ngô Đình Diệm, người cai quản miền Trung và cao nguyên Trung phần (Tây Nguyên) trong thời kỳ nắm quyền của họ Ngô. Ảnh: Lối vào khu chứng tích Ngô Đình Cẩn.
Đây là một cơ ngơi rộng lớn, được Ngô Đình Cẩn cho xây dựng với nhiều công trình như: Khu biệt thự (nhà hai tầng), nhà Thủy tạ, hồ Khánh nguyệt, Cổng vò, suối đá, giếng nước, vườn cây ăn quả... Ảnh: Nhà Thủy tạ trong khu chứng tích. Khu đất này trước đây là của ông Bát Tấn (người Sài Gòn), sau đó ông Tấn bán lại cho một vị quan triều Nguyễn tên là Bùi Duy Tín. Tiếp theo con cháu ông Tín bán lại cho một thương nhân người Hoa sống ở đường Trần Hưng Đạo - Huế tên là Lý Lâm Tinh để lập vườn... Ảnh: Ngôi biệt thự của Ngô Đình Cẩn.Năm 1956, dưới áp lực của Ngô Đình Diệm, ông Lý Lâm Tinh buộc phải nhường lại toàn bộ khu vườn này cho Ngô Đình Cẩn để xây dựng khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Đồng thời, đây cũng là một tổng hành dinh, nơi Ngô Đình Cẩn theo dõi, giám sát chỉ đạo các hoạt động tra tấn, đánh đập tù nhân của bọn tay sai đối với các chiến sĩ Cách mạng đang bị giam cầm, đày ải trong nhà lao Chín Hầm gần đó. Với quyền lực to lớn cùng sự tàn nhẫn không có giới hạn, Ngô Đình Cẩn đã được mệnh danh là "Bạo chúa miền Trung" trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền.
Năm 1964, sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị đảo chính, Cẩn đã bị bắt và lãnh án tử hình.
Kể từ đó, khu dinh thự của "Bạo chúa miền Trung" trở thành vô chủ.
Ngày nay, các công trình trên khu đất của Ngô Đình Cẩn vẫn được giữ nguyên trạng như chứng tích về một giai đoạn đau thương trong lịch sử dân tộc.
Sau nhiều thập niên bỏ hoang, tất cả những gì còn lại chỉ là sự đổ nát và vắng lạnh đến rợn người.
Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy những dấu vết của sự vương giả còn sót lại qua những họa tiết kiến trúc cầu kỳ của ngôi biệt thự hoành tráng giữa vùng quê nghèo khổ một thời.
Có thể nói, khu chứng tích Ngô Đình Cẩn là một điểm đến độc đáo ở Huế bên cạnh những di tích nổi tiếng của nhà Nguyễn.
Ấp Ngũ Tây, Thuỷ An, thành phố Huế ngày nay vẫn lưu giữ một di tích đặc biệt về Ngô Đình Cẩn (1912 – 1964) - em trai của Ngô Đình Diệm, người cai quản miền Trung và cao nguyên Trung phần (Tây Nguyên) trong thời kỳ nắm quyền của họ Ngô. Ảnh: Lối vào khu chứng tích Ngô Đình Cẩn.
Đây là một cơ ngơi rộng lớn, được Ngô Đình Cẩn cho xây dựng với nhiều công trình như: Khu biệt thự (nhà hai tầng), nhà Thủy tạ, hồ Khánh nguyệt, Cổng vò, suối đá, giếng nước, vườn cây ăn quả... Ảnh: Nhà Thủy tạ trong khu chứng tích.
Khu đất này trước đây là của ông Bát Tấn (người Sài Gòn), sau đó ông Tấn bán lại cho một vị quan triều Nguyễn tên là Bùi Duy Tín. Tiếp theo con cháu ông Tín bán lại cho một thương nhân người Hoa sống ở đường Trần Hưng Đạo - Huế tên là Lý Lâm Tinh để lập vườn... Ảnh: Ngôi
biệt thự của Ngô Đình Cẩn.
Năm 1956, dưới áp lực của Ngô Đình Diệm, ông Lý Lâm Tinh buộc phải nhường lại toàn bộ khu vườn này cho Ngô Đình Cẩn để xây dựng khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí.
Đồng thời, đây cũng là một tổng hành dinh, nơi Ngô Đình Cẩn theo dõi, giám sát chỉ đạo các hoạt động tra tấn, đánh đập tù nhân của bọn tay sai đối với các chiến sĩ Cách mạng đang bị giam cầm, đày ải trong nhà lao Chín Hầm gần đó.
Với quyền lực to lớn cùng sự tàn nhẫn không có giới hạn, Ngô Đình Cẩn đã được mệnh danh là "Bạo chúa miền Trung" trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm nắm quyền.
Năm 1964, sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị đảo chính, Cẩn đã bị bắt và lãnh án tử hình.
Kể từ đó, khu dinh thự của "Bạo chúa miền Trung" trở thành vô chủ.
Ngày nay, các công trình trên khu đất của Ngô Đình Cẩn vẫn được giữ nguyên trạng như chứng tích về một giai đoạn đau thương trong lịch sử dân tộc.
Sau nhiều thập niên bỏ hoang, tất cả những gì còn lại chỉ là sự đổ nát và vắng lạnh đến rợn người.
Dù vậy, vẫn có thể nhìn thấy những dấu vết của sự vương giả còn sót lại qua những họa tiết kiến trúc cầu kỳ của ngôi biệt thự hoành tráng giữa vùng quê nghèo khổ một thời.
Có thể nói, khu chứng tích Ngô Đình Cẩn là một điểm đến độc đáo ở Huế bên cạnh những di tích nổi tiếng của nhà Nguyễn.