Nhà sinh vật học người Anh Karl Shuker đã miêu tả khá chi tiết về quái vật này. Trong cuốn sách mang tên "The Unexplained: An Illustrated Guide to the World's Paranormal Mysteries", Karl cho rằng, sinh vật kỳ dị này tồn tại ở sa mạc Gobi.
Ông Karl miêu tả: "Một trong những sinh vật đáng sợ nhất thế giới có thể ẩn nấp ở giữa những bãi cát phía Nam sa mạc Gobi... Nó có hình dáng khá giống một con sâu khổng lồ, có chiều dài cơ thể lên đến 1m và có màu đỏ tươi và những đốm đen trên thân, đầu. Nó dường như có khả năng gia tăng đột biến kích thước cơ thể ở phần đầu và đuôi. Nó dành phần lớn thời gian ẩn dưới những lớp cát ở sa mạc. Tuy nhiên, bất cứ khi nào người dân địa phương phát hiện chúng trên bề mặt cát thì những con sâu tử thần này sẽ biến mất". Theo truyền thuyết, người du mục Mông Cổ gọi loài sâu Tử thần này là Allghoi Khorkhoi hay “sâu ruột đầy máu”. Nó có thể giết chết nạn nhân bằng nhiều cách đáng sợ như phun nọc độc hay có thể giật chết người nào đó bằng cách phóng điện khi ở khoảng cách khá xa. Sinh vật đáng sợ này hiếm khi được nhìn thấy và chưa bao giờ con người chụp được ảnh. Lần đầu tiên loài sâu Tử thần Mông Cổ được đề cập trong một cuốn sách xuất bản năm 1926 của giáo sư Roy Chapman Andrews có tiêu đề: “Trên đường đi tìm người cổ đại”. Mặc dù một số người không tin vào sự tồn tại của sinh vật bí ẩn này nhưng những câu chuyện, truyền thuyết về loài sâu Tử thần có khả năng giết người vẫn lưu truyền rộng rãi ở Mông Cổ. Những người tin vào sự tồn tại của loài sâu Tử thần đều cho rằng việc tiếp xúc với bất kỳ chỗ nào trên cơ thể nó đều vô cùng nguy hiểm. Nọc độc của quái vật trên được cho là có thể ăn mòn kim loại và giết chết một con lạc đà to khỏe chỉ trong chớp mắt. Thêm vào đó, người ta cũng tin rằng sinh vật đáng sợ trên rất thích màu vàng và những loại thực vật ký sinh ở hoang mạc như cây goyo. Theo lời kể của người dân Mông Cổ, họ không thể xác định được đâu là phần đầu, đâu là đuôi của loài sâu Tử thần bởi không thể phân biệt được những phần cơ thể của nó như mắt, mũi, miệng. Cho đến nay, giới chuyên gia, nhà khoa học vẫn tranh cãi về việc sâu Tử thần có thực sự tồn tại hay không do vẫn chưa tìm được cá thể thật nào để kiểm chứng những câu chuyện, truyền thuyết đáng sợ về nó.
Nhà sinh vật học người Anh Karl Shuker đã miêu tả khá chi tiết về quái vật này. Trong cuốn sách mang tên "The Unexplained: An Illustrated Guide to the World's Paranormal Mysteries", Karl cho rằng, sinh vật kỳ dị này tồn tại ở sa mạc Gobi.
Ông Karl miêu tả: "Một trong những sinh vật đáng sợ nhất thế giới có thể ẩn nấp ở giữa những bãi cát phía Nam sa mạc Gobi... Nó có hình dáng khá giống một con sâu khổng lồ, có chiều dài cơ thể lên đến 1m và có màu đỏ tươi và những đốm đen trên thân, đầu. Nó dường như có khả năng gia tăng đột biến kích thước cơ thể ở phần đầu và đuôi. Nó dành phần lớn thời gian ẩn dưới những lớp cát ở sa mạc. Tuy nhiên, bất cứ khi nào người dân địa phương phát hiện chúng trên bề mặt cát thì những con sâu tử thần này sẽ biến mất".
Theo truyền thuyết, người du mục Mông Cổ gọi loài sâu Tử thần này là Allghoi Khorkhoi hay “sâu ruột đầy máu”. Nó có thể giết chết nạn nhân bằng nhiều cách đáng sợ như phun nọc độc hay có thể giật chết người nào đó bằng cách phóng điện khi ở khoảng cách khá xa.
Sinh vật đáng sợ này hiếm khi được nhìn thấy và chưa bao giờ con người chụp được ảnh. Lần đầu tiên loài sâu Tử thần Mông Cổ được đề cập trong một cuốn sách xuất bản năm 1926 của giáo sư Roy Chapman Andrews có tiêu đề: “Trên đường đi tìm người cổ đại”.
Mặc dù một số người không tin vào sự tồn tại của sinh vật bí ẩn này nhưng những câu chuyện, truyền thuyết về loài sâu Tử thần có khả năng giết người vẫn lưu truyền rộng rãi ở Mông Cổ.
Những người tin vào sự tồn tại của loài sâu Tử thần đều cho rằng việc tiếp xúc với bất kỳ chỗ nào trên cơ thể nó đều vô cùng nguy hiểm.
Nọc độc của quái vật trên được cho là có thể ăn mòn kim loại và giết chết một con lạc đà to khỏe chỉ trong chớp mắt.
Thêm vào đó, người ta cũng tin rằng sinh vật đáng sợ trên rất thích màu vàng và những loại thực vật ký sinh ở hoang mạc như cây goyo.
Theo lời kể của người dân Mông Cổ, họ không thể xác định được đâu là phần đầu, đâu là đuôi của loài sâu Tử thần bởi không thể phân biệt được những phần cơ thể của nó như mắt, mũi, miệng.
Cho đến nay, giới chuyên gia, nhà khoa học vẫn tranh cãi về việc sâu Tử thần có thực sự tồn tại hay không do vẫn chưa tìm được cá thể thật nào để kiểm chứng những câu chuyện, truyền thuyết đáng sợ về nó.