Cây Bồ đề có tên khoa học là Ficus religiosa. Theo các điển tích về Phật giáo, cây Bồ đề đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật. Đức Phật đã ngồi thiền định dưới gốc cây bồ-đề và từng bước giác ngộ được các giáo lý của Phật giáo.
Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã đi khắp châu Á để dạy mọi người cũng như theo đạo Phật. Chính vì vậy, cây bồ-đề được trồng khắp nơi trên thế giới và tượng trưng cho may mắn.
Vào một ngày nọ, hoàng tử Ấn Độ Siddhartha Gautama, người sau này trở thành người truyền bá Đạo Phật và trở thành Đức Phật đã ra ngoài và nhìn thấy 4 loại người: một nhà tu khổ hạnh, một ông già, một người bệnh và một xác chết. Bốn loại người trông thấy trên đã khiến hoàng tử Ấn Độ hiểu và tin rằng, cuộc sống là một vòng tròn của đau khổ. Ông quyết định trở thành một nhà tu khổ hạnh, từ bỏ cuộc sống nhung lụa của một hoàng tử để ra đi, khám phá thế giới và học hỏi. Trong cuộc hành trình của mình, Đức Phật đã ăn chay và tu luyện khổ hạnh. Ông cũng luyện tập thiền và sử dụng nó tập trung cơ thể và suy nghĩ. Sau 49 ngày ngồi thiền định, Siddhartha đã đạt tới sự giác ngộ cuối cùng và trở thành Đức Phật – Thế Tôn.
Trong khoảng năm 300 trước Công nguyên, một nữ tăng ni Phật giáo đã lấy một nhánh cây Bồ đề được chiết từ cây gốc mà Đức Phật đã ngồi thiền định và giác ngộ rồi mang tới Sri Lanka (trong ảnh) trồng. Cho đến nay, cây Bồ đề này vẫn còn tồn tại ở Anaradapura, Sri Lanka, được đánh giá là cây Bồ đề nổi tiếng nhất và lâu đời nhất. Người ta cũng lấy nhiều nhánh cây Bồ đề được chiết từ cây gốc trồng ở nhiều nơi khác trên thế giới. Một số ngôi chùa cũng vì thế mà có cây Bồ đề có nguồn gốc từ điển tích về Đức Phật.
Trước khi Phật giáo xuất hiện, cây Bồ đề được coi là một loài cây thiêng liêng và người dân lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về nó. Loài cây này tượng trưng cho học vấn, khả năng sinh sản, giác ngộ, và bảo vệ.
Cây Bồ đề đã đóng một vai trò quan trọng trong nhiều nghi lễ tôn giáo và vẫn được trồng ở một số nơi trên thế giới để mang lại may mắn và hạnh phúc.
Cây Bồ đề có tên khoa học là Ficus religiosa. Theo các điển tích về Phật giáo, cây Bồ đề đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật. Đức Phật đã ngồi thiền định dưới gốc cây bồ-đề và từng bước giác ngộ được các giáo lý của Phật giáo.
Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã đi khắp châu Á để dạy mọi người cũng như theo đạo Phật. Chính vì vậy, cây bồ-đề được trồng khắp nơi trên thế giới và tượng trưng cho may mắn.
Vào một ngày nọ, hoàng tử Ấn Độ Siddhartha Gautama, người sau này trở thành người truyền bá Đạo Phật và trở thành Đức Phật đã ra ngoài và nhìn thấy 4 loại người: một nhà tu khổ hạnh, một ông già, một người bệnh và một xác chết.
Bốn loại người trông thấy trên đã khiến hoàng tử Ấn Độ hiểu và tin rằng, cuộc sống là một vòng tròn của đau khổ. Ông quyết định trở thành một nhà tu khổ hạnh, từ bỏ cuộc sống nhung lụa của một hoàng tử để ra đi, khám phá thế giới và học hỏi.
Trong cuộc hành trình của mình, Đức Phật đã ăn chay và tu luyện khổ hạnh. Ông cũng luyện tập thiền và sử dụng nó tập trung cơ thể và suy nghĩ.
Sau 49 ngày ngồi thiền định, Siddhartha đã đạt tới sự giác ngộ cuối cùng và trở thành Đức Phật – Thế Tôn.
Trong khoảng năm 300 trước Công nguyên, một nữ tăng ni Phật giáo đã lấy một nhánh cây Bồ đề được chiết từ cây gốc mà Đức Phật đã ngồi thiền định và giác ngộ rồi mang tới Sri Lanka (trong ảnh) trồng.
Cho đến nay, cây Bồ đề này vẫn còn tồn tại ở Anaradapura, Sri Lanka, được đánh giá là cây Bồ đề nổi tiếng nhất và lâu đời nhất. Người ta cũng lấy nhiều nhánh cây Bồ đề được chiết từ cây gốc trồng ở nhiều nơi khác trên thế giới. Một số ngôi chùa cũng vì thế mà có cây Bồ đề có nguồn gốc từ điển tích về Đức Phật.
Trước khi Phật giáo xuất hiện, cây Bồ đề được coi là một loài cây thiêng liêng và người dân lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về nó. Loài cây này tượng trưng cho học vấn, khả năng sinh sản, giác ngộ, và bảo vệ.
Cây Bồ đề đã đóng một vai trò quan trọng trong nhiều nghi lễ tôn giáo và vẫn được trồng ở một số nơi trên thế giới để mang lại may mắn và hạnh phúc.