1. Cuộc chinh phục của Mông Cổ. Vào thế kỷ 13, Thành Cát Tư Hãn đã lãnh đạo một đội quân Mông Cổ hùng hậu thực hiện các cuộc chinh phạt thành công ở châu Á và châu Âu. Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục được nhiều vùng đất rộng lớn như một phần Trung Quốc, Trung Đông, Nga và một vùng đất nhỏ châu Âu.Trong những cuộc chinh phạt, quân đội Mông Cổ đã giết hại hàng ngàn người trong cuộc chinh phục vùng đất đi qua ở khắp châu Á và châu Âu. Mặc dù không có số liệu chính xác nhưng các chuyên gia cho rằng có tới hàng triệu người thiệt mạng trong các cuộc chinh phạt do Thành Cát Tư Hãn dẫn dắt.Chính những cuộc chinh phạt của đế chế Mông Cổ đã trở thành thảm kịch kinh hoàng đối với người dân ở những vùng đất mà vó ngựa của quân đội Thành Cát Tư Hãn đi qua.2. Đại dịch Cái chết Đen. Đại dịch hạch hay còn gọi là đại dịch Cái chết Đen đã tàn phá châu Âu hồi thế kỷ 14. Dịch bệnh này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 50% dân số châu Âu cũng như gần 1/3 dân số thế giới thời đó. Đại dịch Cái chết Đen không chỉ ảnh hưởng đến châu Âu mà còn tác động đến châu Phi, Trung Đông và châu Á.Thảm kịch mang tên dịch hạch nguy hiểm này xuất phát từ một loài khuẩn que mang tên Yersinia pestis (Y.pestis, tác nhân gây ra bệnh dịch hạch). Nó lây lan thông qua các loài gặm nhấm cũng như bọ chét trên cơ thể chúng.Vào thời đó, khi khoa học chưa phát triển, người ta cho rằng, dịch hạch nguy hiểm đó là do Chúa Jesus nổi giận. Căn bệnh hạch nguy hiểm ảnh hưởng đến cả người giàu lẫn người nghèo, đủ mọi lứa tuổi, tôn giáo và dẫn đến biến động lớn trong xã hội.3. Cuộc chiến tranh 30 năm. Cuộc chiến tranh 30 năm là cuộc chiến tranh mang đậm màu sắc tôn giáo nổi tiếng nhất ở châu Âu. Đây là một cuộc chiến được bắt đầu từ trung tâm Châu Âu. Cuộc chiến này đã khuấy động châu Âu trong suốt nửa đầu thế kỷ 17 khi hầu hết các quốc gia bị lôi vào cuộc chiến. Những cuộc chiến đó đều thể hiện mâu thuẫn giữa tôn giáo và phong kiến về việc chia cắt lãnh thổ, ngôn ngữ và sắc tộc. Thảm kịch đẫm máu này cũng tác động lớn đến tình hình chính trị ở các nước châu Âu.Cuộc chiến tranh 30 năm thực chất là những ganh đua, cạnh tranh giữa người theo đạo Tin lành và Thiên chúa giáo ở châu Âu với những mưu tính của triều đại Hapsburg đã kích động một cuộc chiến tranh ở diện rộng liên quan đến nhiều quốc gia như Pháp, Anh, Scotlen, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Italy và Đức.Hậu quả của Cuộc chiến tranh 30 năm đó là nhiều thành phố, làng mạc trở thành "thị trấn ma" và việc thu hoạch các loại ngũ cốc trong giai đoạn đó giảm đến 75%.4. Bão bụi. Vào những năm 1930, bão bụi xảy ra trên diện rộng trong thời kỳ Đại khủng hoảng tại Mỹ. Bão bụi ảnh hưởng lớn đến Texas, Colorado, Nebraska và Oklahoma. Kéo theo đó, là cuộc sống của hàng ngàn người bị tác động.Nguyên nhân xảy ra bão bụi là do hạn hán kéo dài hơn 1 thập kỷ khiến lớp đất mặt tơi xốp thành cát bụi, và những cơn gió đã quét lớp cát bụi này và thổi về hướng đông, làm tối đen bầu trời đến cả vùng bờ biển Đại Tây Dương.Cây cối, hoa màu bị chết, 1/3 nông dân phải sống nhờ trợ cấp chính phủ và khoảng 500.000 người Mỹ không có nhà cửa.
1. Cuộc chinh phục của Mông Cổ. Vào thế kỷ 13, Thành Cát Tư Hãn đã lãnh đạo một đội quân Mông Cổ hùng hậu thực hiện các cuộc chinh phạt thành công ở châu Á và châu Âu. Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục được nhiều vùng đất rộng lớn như một phần Trung Quốc, Trung Đông, Nga và một vùng đất nhỏ châu Âu.
Trong những cuộc chinh phạt, quân đội Mông Cổ đã giết hại hàng ngàn người trong cuộc chinh phục vùng đất đi qua ở khắp châu Á và châu Âu. Mặc dù không có số liệu chính xác nhưng các chuyên gia cho rằng có tới hàng triệu người thiệt mạng trong các cuộc chinh phạt do Thành Cát Tư Hãn dẫn dắt.
Chính những cuộc chinh phạt của đế chế Mông Cổ đã trở thành thảm kịch kinh hoàng đối với người dân ở những vùng đất mà vó ngựa của quân đội Thành Cát Tư Hãn đi qua.
2. Đại dịch Cái chết Đen. Đại dịch hạch hay còn gọi là đại dịch Cái chết Đen đã tàn phá châu Âu hồi thế kỷ 14. Dịch bệnh này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 50% dân số châu Âu cũng như gần 1/3 dân số thế giới thời đó. Đại dịch Cái chết Đen không chỉ ảnh hưởng đến châu Âu mà còn tác động đến châu Phi, Trung Đông và châu Á.
Thảm kịch mang tên dịch hạch nguy hiểm này xuất phát từ một loài khuẩn que mang tên Yersinia pestis (Y.pestis, tác nhân gây ra bệnh dịch hạch). Nó lây lan thông qua các loài gặm nhấm cũng như bọ chét trên cơ thể chúng.
Vào thời đó, khi khoa học chưa phát triển, người ta cho rằng, dịch hạch nguy hiểm đó là do Chúa Jesus nổi giận. Căn bệnh hạch nguy hiểm ảnh hưởng đến cả người giàu lẫn người nghèo, đủ mọi lứa tuổi, tôn giáo và dẫn đến biến động lớn trong xã hội.
3. Cuộc chiến tranh 30 năm. Cuộc chiến tranh 30 năm là cuộc chiến tranh mang đậm màu sắc tôn giáo nổi tiếng nhất ở châu Âu. Đây là một cuộc chiến được bắt đầu từ trung tâm Châu Âu. Cuộc chiến này đã khuấy động châu Âu trong suốt nửa đầu thế kỷ 17 khi hầu hết các quốc gia bị lôi vào cuộc chiến. Những cuộc chiến đó đều thể hiện mâu thuẫn giữa tôn giáo và phong kiến về việc chia cắt lãnh thổ, ngôn ngữ và sắc tộc. Thảm kịch đẫm máu này cũng tác động lớn đến tình hình chính trị ở các nước châu Âu.
Cuộc chiến tranh 30 năm thực chất là những ganh đua, cạnh tranh giữa người theo đạo Tin lành và Thiên chúa giáo ở châu Âu với những mưu tính của triều đại Hapsburg đã kích động một cuộc chiến tranh ở diện rộng liên quan đến nhiều quốc gia như Pháp, Anh, Scotlen, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Italy và Đức.
Hậu quả của Cuộc chiến tranh 30 năm đó là nhiều thành phố, làng mạc trở thành "thị trấn ma" và việc thu hoạch các loại ngũ cốc trong giai đoạn đó giảm đến 75%.
4. Bão bụi. Vào những năm 1930, bão bụi xảy ra trên diện rộng trong thời kỳ Đại khủng hoảng tại Mỹ. Bão bụi ảnh hưởng lớn đến Texas, Colorado, Nebraska và Oklahoma. Kéo theo đó, là cuộc sống của hàng ngàn người bị tác động.
Nguyên nhân xảy ra bão bụi là do hạn hán kéo dài hơn 1 thập kỷ khiến lớp đất mặt tơi xốp thành cát bụi, và những cơn gió đã quét lớp cát bụi này và thổi về hướng đông, làm tối đen bầu trời đến cả vùng bờ biển Đại Tây Dương.
Cây cối, hoa màu bị chết, 1/3 nông dân phải sống nhờ trợ cấp chính phủ và khoảng 500.000 người Mỹ không có nhà cửa.