1. Vũ khí hóa học được sử dụng trong các cuộc chiến tranh trở thành một thảm kịch kinh hoàng, gây thương vong lớn. Trong đó, cuộc chiến tranh vũ khí hóa học đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận xảy ra vào khoảng 2.000 năm trước. Vào năm 2009, các nhà khảo cổ tìm thấy bằng chứng cho thấy vũ khí hóa học đã được sử dụng vào khoảng năm 256 sau công nguyên.Khi đó, một pháo đài La Mã cổ tại Dura-Europos (hiện nay thuộc lãnh thổ Syria) bị đế chế Ba Tư Sasanian hùng mạnh vây hãm. Kết quả là một trong những đường hầm mà người Sasanian đào để đột nhập vào thành cổ chứa 20 thi thể của binh sĩ La Mã.2. Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã sử dụng chất khai quang làm rụng lá cây nhằm phá hủy các cánh rừng vốn là nơi trú ngụ và che chở quân giải phóng miền Nam. Không dừng lại ở đó, quân đội Mỹ còn rải chất độc màu da cam/dioxin (Agent Orange) xuống các khu rừng ở Việt Nam.Theo ước tính, từ năm 1961 - 1971, quân đội Mỹ đã rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam, chứa 366 kg dioxin, xuống gần 1/4 lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Hậu quả của thảm kịch trên là không chỉ hệ sinh thái bị phá hủy, đất, nước, thực phẩm bị nhiễm dioxin và con người bị ung thư, dị tật bẩm sinh. Hàng triệu người bị phơi nhiễm dioxin và thế hệ con cháu bị dị tật, ảnh hưởng đến ngày nay.3. Trong những ngày cuối Chiến tranh thế giới 2, Đức đã nắm trong tay công thức sản xuất vũ khí hóa học Sarin (hay GB). Theo các chuyên gia, vũ khí hóa học này có khả năng gây chết người mạnh gấp 26 lần so với chất độc xyanua.Chỉ cần một giọt sarin nhỏ bằng kim châm cũng có thể khiến một người mất mạng một cách nhanh chóng. Chất độc sarin nặng hơn không khí và có thể tồn tại trong 6 tiếng.4. Ngày 20/3/1995, vũ khí hóa học Sarin được 5 thành viên Aum (tên gọi tắt của giáo phái Aum Shinrikyo) dùng trong vụ tấn công một ga tàu điện ngầm ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản.Thảm kịch đẫm máu tấn công bằng chất cực độc Sarin có thể tấn công hệ thần kinh này đã làm 13 người thiệt mạng và hơn 6.300 người bị thương.5. Bhopal là một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Theo đó, vào đêm 2/12/1984, nhà máy thuốc trừ sâu UCIL thuộc Công ty Đa quốc gia Mỹ Union Carbide (UCC) đặt tại ngoại ô Bhopal (Ấn Độ) gặp sự cố gây rò rỉ khí chết người Methyl Isocyanate (MIC). 42 tấn chất độc chứa trong bình khí nén để tại hầm ngầm chảy ra hết.Sự cố này khiến 200.000 người bị ngộ độc, hơn 1.500 người chết ngay tại chỗ, hầu hết họ là những người lao động nghèo tại trung tâm thành phố Bhopal. Khoảng 100.000 - 200.000 người bị ảnh hưởng vĩnh viễn và không ít cư dân Bhopal đẻ ra rất nhiều quái thai những năm sau đó do ảnh hưởng từ thảm họa Bhopal.
1. Vũ khí hóa học được sử dụng trong các cuộc chiến tranh trở thành một thảm kịch kinh hoàng, gây thương vong lớn. Trong đó, cuộc chiến tranh vũ khí hóa học đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận xảy ra vào khoảng 2.000 năm trước. Vào năm 2009, các nhà khảo cổ tìm thấy bằng chứng cho thấy vũ khí hóa học đã được sử dụng vào khoảng năm 256 sau công nguyên.
Khi đó, một pháo đài La Mã cổ tại Dura-Europos (hiện nay thuộc lãnh thổ Syria) bị đế chế Ba Tư Sasanian hùng mạnh vây hãm. Kết quả là một trong những đường hầm mà người Sasanian đào để đột nhập vào thành cổ chứa 20 thi thể của binh sĩ La Mã.
2. Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã sử dụng chất khai quang làm rụng lá cây nhằm phá hủy các cánh rừng vốn là nơi trú ngụ và che chở quân giải phóng miền Nam. Không dừng lại ở đó, quân đội Mỹ còn rải chất độc màu da cam/dioxin (Agent Orange) xuống các khu rừng ở Việt Nam.
Theo ước tính, từ năm 1961 - 1971, quân đội Mỹ đã rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, 61% trong đó là chất da cam, chứa 366 kg dioxin, xuống gần 1/4 lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Hậu quả của thảm kịch trên là không chỉ hệ sinh thái bị phá hủy, đất, nước, thực phẩm bị nhiễm dioxin và con người bị ung thư, dị tật bẩm sinh. Hàng triệu người bị phơi nhiễm dioxin và thế hệ con cháu bị dị tật, ảnh hưởng đến ngày nay.
3. Trong những ngày cuối Chiến tranh thế giới 2, Đức đã nắm trong tay công thức sản xuất vũ khí hóa học Sarin (hay GB). Theo các chuyên gia, vũ khí hóa học này có khả năng gây chết người mạnh gấp 26 lần so với chất độc xyanua.
Chỉ cần một giọt sarin nhỏ bằng kim châm cũng có thể khiến một người mất mạng một cách nhanh chóng. Chất độc sarin nặng hơn không khí và có thể tồn tại trong 6 tiếng.
4. Ngày 20/3/1995, vũ khí hóa học Sarin được 5 thành viên Aum (tên gọi tắt của giáo phái Aum Shinrikyo) dùng trong vụ tấn công một ga tàu điện ngầm ở thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
Thảm kịch đẫm máu tấn công bằng chất cực độc Sarin có thể tấn công hệ thần kinh này đã làm 13 người thiệt mạng và hơn 6.300 người bị thương.
5. Bhopal là một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Theo đó, vào đêm 2/12/1984, nhà máy thuốc trừ sâu UCIL thuộc Công ty Đa quốc gia Mỹ Union Carbide (UCC) đặt tại ngoại ô Bhopal (Ấn Độ) gặp sự cố gây rò rỉ khí chết người Methyl Isocyanate (MIC). 42 tấn chất độc chứa trong bình khí nén để tại hầm ngầm chảy ra hết.
Sự cố này khiến 200.000 người bị ngộ độc, hơn 1.500 người chết ngay tại chỗ, hầu hết họ là những người lao động nghèo tại trung tâm thành phố Bhopal. Khoảng 100.000 - 200.000 người bị ảnh hưởng vĩnh viễn và không ít cư dân Bhopal đẻ ra rất nhiều quái thai những năm sau đó do ảnh hưởng từ thảm họa Bhopal.