Hiện tượng ảo giác “người thứ ba” nổi tiếng thế giới với câu chuyện kể về chuyến thám hiểm của Ernest Shackleton, Frank Worsley và Tom Crean. Vào ngày 20/5/1916, nhóm thám hiểm tới Nam Cực của 3 con người này gặp phải tình thế khó khăn khi tàu bị đóng băng và không thể di chuyển.
Họ đã đi bộ suốt 36 tiếng đồng hồ khi phải đối mặt với những nguy hiểm đe dọa tính mạng để tìm kiếm sự giúp đỡ đoàn thám hiểm. Cuối cùng, Ernest Shackleton, Frank Worsley và Tom Crean đã đến được vịnh Stromness ở Nam Cực và được giải cứu khỏi cuộc thám hiểm Nam Cực nguy hiểm.
Vài tuần sau khi trở về từ chuyến thám hiểm nguy hiểm đó, cả 3 nhà thám hiểm đã chia sẻ những trải nghiệm kỳ lạ trong chuyến đi đó. Cả Ernest Shackleton, Frank Worsley và Tom Crean đều cho hay có cảm giác 4 người trên chuyến hành trình đó chứ không phải 3 người. Người "thứ 4" đó đã đi theo một cách âm thầm, nói chuyện và tâm sự với họ trong suốt đường đi.
|
Đoàn thám hiểm của Ernest Shackleton mắc kẹt ở Nam Cực do tài bị đóng băng. Ảnh: Scott Polar Research Institute, University of Cambridge/Getty Images. |
Những trường hợp như thế này khá phổ biến, xuất hiện khi người trong cuộc lâm vào tình huống đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng: những thiên thần hộ mệnh, hay người dẫn đường hay thậm chí nhìn thấy chúa Jesus... Hiện tượng đó được gọi là ảo giác "người thứ ba".
Hiện tượng ảo giác "người thứ ba" trong trường hợp của nhóm thám hiểm Ernest Shackleton, Frank Worsley và Tom Crean chính là "người thứ 4". Trong cuốn sách "The Third Man Factor", tác giả John Geiger đã thu thập được nhiều câu chuyện về các trường hợp cảm nhận được sự hiện diện của "người thứ ba". Những đối tượng gặp phải ảo giác này gồm có thủy thủ, người leo núi. người thoát chết trong cuộc tấn công khủng bố... Họ nhìn thấy "người thứ ba" khi đối mặt với nguy hiểm đe dọa sự sống còn. Theo các chuyên gia, điều kiện khắc nghiệt về thể chất, các mối đe dọa đến sự sống còn, sự cô lập dường như khiến người ta lâm vào hoàn cảnh khó khăn đó cảm nhận được sự hiện diện của một người khác.
Ảo giác có sự hiện diện của "người thứ ba" có nhiều điểm giống với trường hợp bị bóng đè. Theo đó, người ta cảm thấy bản thân tỉnh táo nhưng không thể nào di chuyển được cơ thể. Họ có cảm giác như có người nào đó hiện diện trong phòng khiến họ khó thở. Những người nhìn thấy ảo ảnh "người thứ ba" có thể là bệnh nhân Parkison. Họ nhìn thấy ảo giác là do uống thuốc liều cao. Theo đó, hormone truyền dẫn thần kinh dopamine có thể là nguyên nhân khiến nhóm đối tượng này nhìn thấy hay cảm nhận được sự hiện diện của “người thứ ba”.
Video các nhà khoa học Thụy Sĩ tạo ra "bóng ma" trong phòng thí nghiệm khiến người tham gia cảm thấy có "bóng ma" ở xung quanh (nguồn Telegraph):