Đó là các vật dụng thường ngày, thậm chí nhỏ bé tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ phát nổ với sức phá hủy khủng khiếp. 1. Bom, mìn: Ở Việt Nam, tai nạn do bom mìn và vật liệu nổ từ thời chiến tranh còn sót lại khá phổ biến. Báo Tiền Phong tháng 4/2007 dẫn nguồn tin từ Trung tâm công nghệ xử lý bom mìn thuộc Bộ Tư lệnh Công binh cho biết trên lãnh thổ nước ta vẫn còn khoảng 600.000 tấn bom mìn và vật liệu nổ từ thời chiến tranh sót lại. Ảnh: Vietnamplus.Những thứ này thường khiến người ta bị thương bị chết thương tâm khi tháo dỡ, cưa nó để bán phế liệu. Cũng theo bài báo của báo Tiền Phong đã nói trên, từ năm 1975 đến năm 2000, ở nước ta ước tính có 42.135 người tử vong và 62.163 người bị thương vì bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại. Ảnh: VTC.2. Hàn, cắt kim loại: Sau bom mìn, quá trình hàn, cắt kim loại cũng là một việc dễ dẫn đến cháy nổ. Theo website daihocpccc.edu.vn, khi hàn cắt kim loại thường phát sinh các hạt kim loại nóng chảy (có nhiệt độ trên 1.000°C) bắn ra xung quanh rất dễ gây cháy nếu gặp các vật liệu dễ cháy như vải, giấy, nệm mút (nhiệt độ bắt cháy từ 250°C). Ảnh: Nld.com.3. Điện thoại di dộng: Điện thoại di động ngày nay là một vật rất phổ biến nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Mấy năm gần đây đã có nhiều vụ điện thoại phát nổ khiến người sử dụng bị thương. Nguyên nhân gây nổ điện thoại là vì pin điện thoại sau một thời gian dài sử dụng quá tải hoặc không đạt chuẩn sẽ bị phồng lên. Theo thời gian, khi vượt quá giới hạn, viên pin sẽ nóng lên nhanh chóng, trong điều kiện đó, chất Lithium trong pin sẽ tiếp xúc trực tiếp với không khí và gây cháy nổ. Ảnh: Thegioididong.com.4. Bếp gas: Hiện nay, bếp gas là vật dụng được sử dụng phổ biến nhất trong các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không thể phủ nhận nguy hiểm tiềm tàng mà nó mang lại khi đã có nhiều vụ nổ bình gas thảm khốc xảy ra. Khi khí gas bị rò rì kết hợp với Oxy trong không khí sẽ tạo thành hỗn hợp dễ cháy. Lúc này, chỉ cần nhiệt độ cao hoặc một tia lửa nhỏ phát ra cũng có thể gây ra vụ nổ lớn. Ảnh: Internet.5. Nước hoa: Có thể bạn cảm thấy kỳ quái nhưng nước hoa cũng là một thứ dễ gây cháy nổ. Website Bvntd.com cho biết: Nước hoa được chiết xuất một phần từ các tinh dầu tự nhiên, các chất bay mùi và dầu mỏ dễ dàng gây cháy. Ở điều kiện nhiệt độ cao trên 50 độ C, nước hoa có thể tự động phát nổ. Ngoài ra, khi nước hoa tiếp xúc với lửa sẽ dễ dàng bốc cháy và bùng phát.6. Bình chữa cháy mini: Rất éo le là bình chữa cháy trong ô tô cũng có thể trở thành vật gây cháy nổ. Bình chữa cháy mini thường có dạng bột, bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun bột dập tắt đám cháy. Tuy nhiên nó phải được bảo quản ở nơi thoáng mát với nhiệt độ thích hợp từ -10 độ C tới 55 độ C. Ảnh: Internet.Nếu ở trong nhiệt độ quá nóng hoặc để phơi nắng, thể tích bình có thể tăng lên, chất lỏng bên trong bình tăng theo. Khi đạt ngưỡng áp suất đủ lớn, nó sẽ gây ra hiện tượng nổ vô cùng nguy hiểm. Ảnh: Internet.7. Tủ lạnh: Nghe có vẻ hơi lạ nhưng tủ lạnh quả thực là quả bom nổ chậm ở trong nhà bạn. Cấu tạo của tủ lạnh gia đình gồm dàn lạnh, dàn nóng, bình gas, máy nén, các ống dẫn... trong đó bình gas có chức năng bơm gas lên dàn lạnh phục vụ quá trình làm lạnh. Máy nén giúp gas lưu thông trong tủ lạnh; khi tủ lạnh hoạt động máy nén sẽ chuyển gas ở dạng khí sang dạng lỏng và đưa gas tuần hoàn làm lạnh khắp máy. Ảnh: Internet.Nguy cơ nổ tủ lạnh thường gặp ở những tủ đã quá cũ hoặc do sửa chữa hàn xì, thay gas nhiều lần nên có cặn bẩn gây tắc ống mao nối từ dàn ngưng đến dàn bay hơi, giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá cao, dễ cháy nổ. Ảnh: Internet.8. Bật lửa gas: Bật lửa gas cũng tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ. Trong bật lửa có chứa một lượng gas nhất định. Khi gas trong bật lửa bị rò rỉ (do nứt vỏ nhựa, hở van…) ra môi trường xung quanh (có khí oxy), gặp môi trường nhiệt độ đủ cao hay có tia lửa điện (dù rất nhỏ) có thể gây hiện tượng cháy nổ, gây hại cho người sử dụng. Ảnh: Internet.
Đó là các vật dụng thường ngày, thậm chí nhỏ bé tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ phát nổ với sức phá hủy khủng khiếp. 1. Bom, mìn: Ở Việt Nam, tai nạn do bom mìn và vật liệu nổ từ thời chiến tranh còn sót lại khá phổ biến. Báo Tiền Phong tháng 4/2007 dẫn nguồn tin từ Trung tâm công nghệ xử lý bom mìn thuộc Bộ Tư lệnh Công binh cho biết trên lãnh thổ nước ta vẫn còn khoảng 600.000 tấn bom mìn và vật liệu nổ từ thời chiến tranh sót lại. Ảnh: Vietnamplus.
Những thứ này thường khiến người ta bị thương bị chết thương tâm khi tháo dỡ, cưa nó để bán phế liệu. Cũng theo bài báo của báo Tiền Phong đã nói trên, từ năm 1975 đến năm 2000, ở nước ta ước tính có 42.135 người tử vong và 62.163 người bị thương vì bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại. Ảnh: VTC.
2. Hàn, cắt kim loại: Sau bom mìn, quá trình hàn, cắt kim loại cũng là một việc dễ dẫn đến cháy nổ. Theo website daihocpccc.edu.vn, khi hàn cắt kim loại thường phát sinh các hạt kim loại nóng chảy (có nhiệt độ trên 1.000°C) bắn ra xung quanh rất dễ gây cháy nếu gặp các vật liệu dễ cháy như vải, giấy, nệm mút (nhiệt độ bắt cháy từ 250°C). Ảnh: Nld.com.
3. Điện thoại di dộng: Điện thoại di động ngày nay là một vật rất phổ biến nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Mấy năm gần đây đã có nhiều vụ điện thoại phát nổ khiến người sử dụng bị thương. Nguyên nhân gây nổ điện thoại là vì pin điện thoại sau một thời gian dài sử dụng quá tải hoặc không đạt chuẩn sẽ bị phồng lên. Theo thời gian, khi vượt quá giới hạn, viên pin sẽ nóng lên nhanh chóng, trong điều kiện đó, chất Lithium trong pin sẽ tiếp xúc trực tiếp với không khí và gây cháy nổ. Ảnh: Thegioididong.com.
4. Bếp gas: Hiện nay, bếp gas là vật dụng được sử dụng phổ biến nhất trong các gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, không thể phủ nhận nguy hiểm tiềm tàng mà nó mang lại khi đã có nhiều vụ nổ bình gas thảm khốc xảy ra. Khi khí gas bị rò rì kết hợp với Oxy trong không khí sẽ tạo thành hỗn hợp dễ cháy. Lúc này, chỉ cần nhiệt độ cao hoặc một tia lửa nhỏ phát ra cũng có thể gây ra vụ nổ lớn. Ảnh: Internet.
5. Nước hoa: Có thể bạn cảm thấy kỳ quái nhưng nước hoa cũng là một thứ dễ gây cháy nổ. Website Bvntd.com cho biết: Nước hoa được chiết xuất một phần từ các tinh dầu tự nhiên, các chất bay mùi và dầu mỏ dễ dàng gây cháy. Ở điều kiện nhiệt độ cao trên 50 độ C, nước hoa có thể tự động phát nổ. Ngoài ra, khi nước hoa tiếp xúc với lửa sẽ dễ dàng bốc cháy và bùng phát.
6. Bình chữa cháy mini: Rất éo le là bình chữa cháy trong ô tô cũng có thể trở thành vật gây cháy nổ. Bình chữa cháy mini thường có dạng bột, bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun bột dập tắt đám cháy. Tuy nhiên nó phải được bảo quản ở nơi thoáng mát với nhiệt độ thích hợp từ -10 độ C tới 55 độ C. Ảnh: Internet.
Nếu ở trong nhiệt độ quá nóng hoặc để phơi nắng, thể tích bình có thể tăng lên, chất lỏng bên trong bình tăng theo. Khi đạt ngưỡng áp suất đủ lớn, nó sẽ gây ra hiện tượng nổ vô cùng nguy hiểm. Ảnh: Internet.
7. Tủ lạnh: Nghe có vẻ hơi lạ nhưng tủ lạnh quả thực là quả bom nổ chậm ở trong nhà bạn. Cấu tạo của tủ lạnh gia đình gồm dàn lạnh, dàn nóng, bình gas, máy nén, các ống dẫn... trong đó bình gas có chức năng bơm gas lên dàn lạnh phục vụ quá trình làm lạnh. Máy nén giúp gas lưu thông trong tủ lạnh; khi tủ lạnh hoạt động máy nén sẽ chuyển gas ở dạng khí sang dạng lỏng và đưa gas tuần hoàn làm lạnh khắp máy. Ảnh: Internet.
Nguy cơ nổ tủ lạnh thường gặp ở những tủ đã quá cũ hoặc do sửa chữa hàn xì, thay gas nhiều lần nên có cặn bẩn gây tắc ống mao nối từ dàn ngưng đến dàn bay hơi, giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá cao, dễ cháy nổ. Ảnh: Internet.
8. Bật lửa gas: Bật lửa gas cũng tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ. Trong bật lửa có chứa một lượng gas nhất định. Khi gas trong bật lửa bị rò rỉ (do nứt vỏ nhựa, hở van…) ra môi trường xung quanh (có khí oxy), gặp môi trường nhiệt độ đủ cao hay có tia lửa điện (dù rất nhỏ) có thể gây hiện tượng cháy nổ, gây hại cho người sử dụng. Ảnh: Internet.