Theo CNN, du khách Henry Yau chụp được bức ảnh "hồn ma" gây chấn động dư luận trên ở khách sạn Stanley tại Estes Park, Colorado, Mỹ. Trong bức ảnh đó, hai hồn ma đứng trên cầu thang trong hình hài một người phụ nữ và một đứa trẻ bên cạnh.
Bức ảnh "ma" chụp ở khách sạn Stanley nhanh chóng trở thành chủ đề nóng và thu hút nhiều ý kiến của mọi người. Thậm chí, một số người còn quyết định đến khách sạn đó để có thể tận mắt nhìn thấy "hồn ma".
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Kenny Biddle kiểm tra bức ảnh "ma" trên và nhấn mạnh rằng Yau sử dụng tính năng chụp toàn cảnh trên điện thoại iPhone để ghi lại toàn bộ hình ảnh chiếc cầu thang lớn.
Chính điều này có thể cung cấp gợi ý cho việc lý giải hiện tượng bởi khi chọn chế độ toàn cảnh, điện thoại không chụp ảnh mà thay vào đó quét nhanh qua khung hình.
|
Bức ảnh chụp 2 "hồn ma" đứng trên cầu thang trong khách sạn Stanley gây xôn xao dư luận thời gian gần đây. |
"Hình ảnh toàn cảnh không được chụp ở cùng tốc độ như hình ảnh thông thường. Nó sẽ cần đến vài giây để Yau bắt đầu chụp ảnh toàn cảnh ở một đầu căn phòng. Trong lúc đó, một hoặc hai vị khách khác đi đến nửa cầu thang, vòng qua chiếu nghỉ và bắt đầu tiến xuống nửa cầu thang còn lại. Đó là khi Yau kết thúc hình ảnh toàn cảnh ở đầu kia căn phòng", nhà nghiên Biddle giải thích về
bức ảnh "ma" nổi tiếng thời gian gần đây.
Tình trạng quét không đều khi sử dụng tính năng chụp toàn cảnh ở máy ảnh khá phổ biến. Chính vì vậy, nhiều trang web đã đăng hàng trăm bức ảnh kỳ lạ với chủ đề tương tự. Ông Biddle kết luận "hồn ma" chắc chắn chỉ là một vị khách lọt vào khung hình khi đang xuống cầu thang trong khi việc chụp toàn cảnh kéo dài vài giây".
Mặc dù một số người bác bỏ kết luận bức ảnh là sản phẩm dàn dựng của tính năng toàn cảnh nhưng ông Biddle nhận định khi nhìn cận cảnh vào 2 hồn ma thì sẽ nhìn thấy những đặc trưng hình dáng ở cả hai rất trùng khớp, bao gồm: mái tóc, chiếc áo hai dây, chiều cao phần đầu, vai và phía trên váy.
"Đây là hình ảnh kép của cùng một người, không phải là của 2 người. Hiệu ứng này do môi trường có ánh sáng yếu gây ra, làm chậm tốc độ quét khi máy ảnh cố gắng thu nhiều ánh sáng hơn và kết hợp với chuyển động của người này khi vòng qua chiếu nghỉ ở cầu thang", ông Biddle cho hay.
Trước lời giải thích của nhà nghiên cứu Biddle, du khách Yau cho biết không nhớ rõ có người đứng ở đầu cầu thang khi anh chụp ảnh. Tuy nhiên, có thể anh Yau không để ý tới người phụ nữ xuất hiện và đi vòng qua cầu thang do mải chú tâm cầm chắc máy ảnh và chụp ảnh. Trang phục của vị khách bất ngờ xuất hiện đó cũng khiến bức ảnh càng trở nên bí ẩn hơn. Người phụ nữ dường như mặc một chiếc váy màu đen hoặc váy tối màu.
Theo Biddle, bức ảnh của anh Yau không có điểm nào đặc biệt. Đây là một bức ảnh mờ bình thường, rất phổ biến trong số những hình ảnh toàn cảnh phơi sáng lâu chụp bằng iPhone.
Bối cảnh chụp bức ảnh kỳ lạ này cũng đóng vai trò quan trọng tạo nên bức ảnh nghi là chụp "hồn ma". Hầu hết mọi người vẫn chụp những bức ảnh lỗi với nhiều điểm kỳ quặc hoặc bất thường như bóng lạ, bộ phận cơ thể mờ nhòe, hình phơi kép, vật thể lơ lửng. Thông thường, những bức ảnh này không được chú ý hoặc bị xóa bỏ, trừ khi người chụp cho rằng có một số lý do cho thấy bức ảnh chứa đựng yếu tố siêu nhiên.
Thêm vào đó, bức ảnh "hồn ma" mà Yau chụp tại khách sạn Stanley ma ám nổi tiếng, từng trở thành cảm hứng cho cuốn truyện kinh dị "The Shining" của nhà văn Mỹ Stephen King. Chính vì vậy, Stanley được quảng bá là điểm đến huyền bí và lý tưởng cho khách quan tâm đến "hồn ma". Từ đó, du khách có nhiều khả năng nhìn thấy hồn ma (trực tiếp và qua ảnh chụp) ở khách sạn Stanley hơn những điểm nghỉ ngơi không có tin đồn bị ma ám khác, dù hồn ma có thực sự tồn tại hay không.
Đây là kết quả của một quá trình tâm lý mang tên "hiệu ứng mồi", trong đó kỳ vọng ảnh hưởng tới cách diễn giải của chúng ta trước sự vật. Ở một mức độ nào đó, chúng ta nhìn thấy những gì mình muốn hoặc mong muốn bắt gặp, bao gồm cả hồn ma. Những người quan tâm tới tin đồn tòa nhà bị ma ám chắc chắn sẽ chụp nhiều bức ảnh, và bất cứ thứ gì kỳ lạ hay có vẻ bí ẩn trong số ảnh đó đều được xem là bằng chứng về sự tồn tại của hồn ma.
Video hậu trường bí ẩn “Ngủ với hồn ma” (nguồn: VTC):