Hiện ông Willenberg 91 tuổi vẫn nhớ như in cuộc đào thoát khỏi trại tập trung Treblinka năm 1943. Khi đó, ông 20 tuổi.
Lớn lên ở thành phố Czestochwa, Ba Lan với cha là một nghệ sĩ Do Thái và mẹ là người theo đạo Cơ đốc đã chuyển sang đạo Do Thái, ông Willenberg đã có tuổi thơ bình yên bên 2 em gái là Itta và Tamara.
Tuy nhiên, khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra, ông và gia đình đã chạy trốn đến Jasna Gora. Tuy nhiên, một ngày mẹ của ông Willenberg và ông trở về nhà thì phát hiện hai em gái khi đó 6 tuổi và 14 tuổi đã bị bắt giữ. Kể từ đó, gia đình ông không bao giờ nhìn thấy họ nữa.
|
Ảnh chụp ông Willenberg 1 năm sau khi trốn thoát khỏi trại tử thần Treblinka ở Ba Lan. |
Năm 19 tuổi, ông Willenberg bị
phát xít Đức bắt giữ. Ông còn nhớ rõ việc phát xít Đức nhồi nhét ông cũng như 6.000 người khác trong 60 toa tàu mà mỗi xe được thiết kế chở 100 con gia súc và được bao quanh bởi hàng rào thép gai trong chuyến hành trình từ Opatow tới Treblinka. Ở trong đó không có nước hay nhà vệ sinh.
Đức quốc xã đã nói với các tù nhân rằng đang ở một trại trung chuyển và phải tắm rửa trước khi đi tiếp. Thực chất những phòng tắm đang chờ đón họ là phòng hơi ngạt - nơi tù nhân bị giết hàng loạt.
Trong khi chờ đợi, ông Willenberg gặp một người quen cùng quê. “Người đó cũng nhận ra tôi và bảo “hãy nói rằng cậu là thợ nề”. Chỉ vài phút sau một tên lính SS đi tới và hỏi to “Ai là thợ nề?”. Khi đó, ông Willenberg bước ra khỏi hàng và những vết sơn dính trên chiếc khăn của bố mà tôi đang quàng khiến hắn tin. Tên lính SS đẩy tôi tới khu trại giam. Những người còn lại trên 3 đoàn tàu 20 toa đều bị vào dồn phòng hơi ngạt.
Vào thời điểm đó, phát xít Đức cần khá nhiều công nhân người Do Thái như thợ nề, thợ hàn, đầu bếp, thợ cắt tóc, thợ kim hoàn... để vận hành bộ máy cai trị của chúng tại các trại tập trung. Sau khi được đưa đến trại tử thần Treblinka, ông Willenberg đã sốc khi nghe thấy Đức quốc xã nói "Himmel Strasse" - "Heaven Street". Ban đầu, ông không biết những từ đó có nghĩa gì cho đến khi nhìn thấy hàng trăm người Do Thái đi bộ trong tình trạng không mặc quần áo đến các phòng hơi ngạt và không bao giờ quay trở lại. Khi chứng kiến cảnh đó, ông không thể tin được rằng điều này là sự thật.
Theo ước tính, khoảng 876.000 người bị giết tại Treblinka, gồm 874.000 người Do Thái từ Ba Lan, Châu Âu và 2.000 người Digan.
Trong thời gian bị giam cầm, Willenberg là 1 trong 750 công nhân ở Treblinka và công việc của ông là phân loại đồ vật còn lại của những người bị giết trong phòng hơi ngạt.
|
Treblinka là một trong những trại tập trung khét tiếng của phát xít Đức tại Ba Lan. |
Kể từ tháng 4/1943, các chuyến tàu đã không còn tới trại tập trung Treblinka. Trước đó 1 tháng chỉ huy SS Heinrich Himmler tới thị sát Treblinka và sau đó xác các nạn nhân bị đào lên để thiêu. Đức quốc xã muốn che giấu những bằng chứng về tội ác diệt chủng của chúng. Việc thiêu xác được tiến hành vào mùa hè và các tù nhân hiểu rằng sau đó họ sẽ bị giết trong nay mai. Chính vì vậy,
họ đã lên kế hoạch đốt trại để tẩu thoát. Vào ngày 2/8/1943, một nhóm tù nhân trong trại đã mở kho vũ khí của SS, phân phát súng và phóng hỏa. Sau khi trại tử thần này trở nên hỗn loạn, ông Willenberg bắt đầu chạy trốn cùng những tù nhân khác.
Khi chạy tới hàng rào dây thép gai, những làn đạn bắn ra từ các vọng gác hướng về phía ông Willenberg.
“Tôi lao ra, giẫm cả lên xác những người bạn và trúng đạn. Chân tôi chảy máu và sưng lên. Nhưng tôi vượt qua tất cả các vật cản. Tôi chạy tới cánh rừng, qua đường ray tàu hỏa, một con đường trải nhựa, tiếp tục là rừng và tôi đã thoát. Tôi bắt đầu la hét “địa ngục đã bị đốt cháy”, ông Willenberg xúc động nhớ lại.
Trong cuộc tẩu thoát ly kỳ đó, chỉ có 70 tù nhân may mắn trốn thoát và sống sót. Mặc dù khoảng thời gian đau thương đó đã qua lâu nhưng ông Willenberg vẫn không thể quên năm tháng ở trại tập trung Treblinka. Ông thường mơ về nó và không thể xóa bỏ những ký ức kinh hoàng năm xưa đã trải qua.