Chuyến thám hiểm “con đường tơ lụa” vĩ đại trong lịch sử

Google News

(Kiến Thức) - Nhà thám hiểm người Italy Marco Polo đã sử dụng con đường tơ lụa để khám phá nhiều vùng đất mới cũng như được Hốt Tất Liệt phong chức quan.

Marco Polo (1254-1324) có lẽ là nhà thám hiểm phương Tây nổi tiếng nhất đã đi qua con đường tơ lụa. Ông đã có chuyến thám hiểm kéo dài 24 năm để thăm thú, trải nghiệm những điều mới mẻ ở châu Á. Chính vì vậy, ông đã thu hoạch được rất nhiều điều hữu ích, có nhiều bài viết có sức ảnh hưởng lớn. Cuộc hành trình của ông thông qua Châu Á kéo dài 24 năm. Thậm chí, ông còn trở thành người thân tín của Hốt Tất Liệt (1214-1294) khi được phong một chức quan. Khi trở về, ông được tặng nhiều sản vật Trung Quốc quý giá và thu hoạch được lượng lớn kiến thức của những vùng đất mới đã đi qua.
Vào cuối năm 1271, Polo (17 tuổi) đã bắt đầu hành trình khám phá miền đất mới ở phía đông cùng với những người anh em ruột và 2 thầy ròng. Họ mang theo Marco Polo và anh trai. Tuy nhiên, hai thầy ròng giữa đường đã quay trở về sau khi đi đến vùng chiến sự. Không quản ngại khó khăn, nguy hiểm, hai anh em nhà Polo tiếp tục hành trình. Họ đã đi qua Armenia, Ba Tư, Afghanistan, Pamirs và tuyến đường dọc theo Con đường tơ lụa để tới lãnh thổ Trung Quốc.
Khi anh em nhà Polo đặt chân đến sa mạc Taklamakan (hay còn gọi lòng chảo Taim), họ đã băng qua khu vực khô cằn đó ở phía Nam rồi đi qua Yarkand, Khotan, Cherchen và Lop-Nor. Con mắt của Polo vô cùng tinh tường khi nhận ra những đặc điểm nổi bật, ấn tượng nhất của mỗi vùng đất đã đi qua. Cụ thể, khi đi qua Yarkand, ông đã miêu tả người dân địa phương bị bướu cổ mà Polo cho rằng nguyên nhân xuất phát từ nguồn nước.
Khi đi qua các con sông ở tỉnh Pem, nhà thám hiểm trẻ tuổi đã tìm thấy "những phiến đá gọi là ngọc thạch anh" có mối liên hệ với ngọc bích.
Còn tại vùng đất Pem, Polo miêu tả: "Khi chồng của một phụ nữ đi xa nhà trong 20 ngày, người vợ nhanh chóng lấy chồng khác. Điều này hoàn toàn phù hợp với tục lệ địa phương. Và người chồng khi trở về cũng làm điều tương tự đó là lấy vợ mới".
Nhà thám hiểm Polo đã có chuyến thám hiểm thú vị qua con đường tơ lụa. 
Trong chuyến hành trình thám hiểm châu Á, nhà thám hiểm Polo đã đặt chân đến vùng đất Mông Cổ để khám phá, tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây cũng như sự trỗi dậy của đế chế Mông Cổ. Thêm vào đó, ông cũng tìm hiểu cuộc sống của Thành Cát Tư Hãn. Cụ thể, Polo miêu tả nghi thức tang lễ dành cho Thành Cát Tư Hãn vô cùng tráng lệ, với đoàn người đưa tiễn vô cùng đông đảo.
Polo cũng viết về cuộc sống của người dân Mông Cổ và những phong tục tập quán địa phương. Một trong những điều gây ấn tượng đặc biệt đối với nhà thám hiểm trẻ tuổi này là cách thức mà những phụ nữ Mông Cổ chia sẻ công việc của mình với đấng mày râu. Polo miêu tả những người đàn ông Mông Cổ không đoái hoài gì đến việc khác ngoại trừ săn bắn, chiến tranh và kỹ thuật nuôi, bắt chim ưng.
Ông Polo cũng vô cùng ấn tượng về hôn nhân của người Mông Cổ. Theo đó, nam giới Mông Cổ có thể lấy nhiều vợ và có thể lấy bất cứ người nào mà họ thích. Thậm chí, khi người chủ gia đình qua đời, người con trai nhỏ tuổi nhất trong nhà sẽ lấy vợ của bố nhưng người phụ nữ đó không phải mẹ ruột. Một người đàn ông cũng có thể "cướp" vợ của anh em trai nếu người đó trở thành góa phụ.
Trong suốt một thời gian dài ở Cathay, nhà thám hiểm Polo đã có nhiều cuộc trò chuyện với Hốt Tất Liệt. Do biết 4 ngoại ngữ, Polo được Hốt Tất Liệt trọng dụng và phong chức quan cho ông trong hệ thống luật pháp. Ông cũng đảm nhiệm vai trò này khi ở Miến Điện và Ấn Độ.
Nhà thám hiểm trẻ tuổi Polo đã phụng sự cho Hốt Tất Liệt trong 17 năm và tích cóp được một số lượng lớn của cải, trang sức và vàng. Polo lo sợ Hốt Tất Liệt lúc đó đã hơn 70 tuổi có thể ra đi bất cứ lúc nào sẽ dẫn đến việc ông không thể trở về nước cũng như mang số tài sản đó rời khỏi Mông Cổ. Vì vậy, để đề phòng bất chắc, ông đã xin Hốt Tất Liệt trở về quê hương sau khi hộ tống đoàn rước đưa công chúa Mông Cổ Kokachin kết hôn với hoàng tử Ba Tư Arghun.
Theo một số truyền thuyết, món mì Ý chính là mì của Trung Hoa đã được Marco Polo đem về Italy thông qua con đường tơ lụa. Sau này, nhà thám hiểm tài ba trên đã viết lại cuộc hành trình thám hiểm châu Á thú vị của mình trong cuốn sách có tên "Marco Polo du ký" và trở thành nhà thám hiểm vĩ đại của nhân loại.
Tâm Anh (theo SR, Cruiseandmaritime)

Bình luận(0)