Theo truyền thông thế giới, ngôi trường nổi tiếng này chính thức hoạt động trở lại trong năm nay. Nơi này đã được Trung Quốc, Singapore, Australia và các quốc gia khác đầu tư tu sửa. 1.132 hồ sơ của học viên trên 40 nước, trong đó có Mỹ, Nga, Đức, Tây Ban Nha đã nộp về trường. Ngôi trường mới chỉ tiếp nhận 16 học viên và 10 giảng viên chính thức. Hiện, ngôi trường lừng danh này vẫn đang tiếp tục công tác tuyển chọn hồ sơ. Theo dự kiến, ngồi trường sẽ có đầy đủ các khóa đào tạo về triết học, tâm linh, khoa học xã hội cho các bậc học thạc sĩ, tiến sĩ vào năm 2020. Hãy cùng quay ngược thời gian, tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của cơ sở tôn giáo nổi tiếng này.
Đại học Nalanda nằm gần Vương Xá (Rājagaha, Rajgir), là nơi từng có hơn 10.000 sinh viên và 2.000 giảng sư, giảng dạy nhiều ngành học khác nhau. Đây cũng là một trong những trường đại học mang tầm vóc quốc tế đầu tiên. Đường Tăng hay còn gọi là Trần Huyền Trang (Đường Tam Tạng) là nhân vật vô cùng quen thuộc với nhiều người thông qua bộ phim truyền hình nổi tiếng “Tây Du Ký”. Vị cao tăng này đã vượt qua muôn trùng gian khổ sang Tây Trúc thỉnh kinh. Theo các tài liệu lịch sử, Huyền Trang là một cao tăng và là một trong 4 dịch giả lớn nhất của Trung Quốc trong mảng kinh sách Phật giáo.
Các chuyên gia đã tìm thấy cuốn nhật ký “Tây vực ký” do Đường Huyền Trang ghi chép tỉ mỉ lại những việc thực đã xảy ra trong suốt 17 năm sang Tây Trúc - vùng đất Phật du học (hiện nay nằm trong lãnh thổ của Ấn Độ). Cuốn nhật ký của vị cao tăng này không chỉ ghi bằng chữ Hán mà đã được dịch ra nhiều thứ tiếng,
Đại học Nalanda - một cơ sở tôn giáo nổi tiếng, mang tầm cỡ thế giới được xây dựng từ thời vua A Dục, khoảng 300 năm trước Công nguyên.
Trường Đại học Nalanda đã phát triển rực rỡ trong thời kỳ đầu thành lập nhờ vào sự ủng hộ mạnh mẽ của các đại đế triều đại Gupta, đặc biệt là Kumaragupta, Harshavardhana (606 - 47) cũng như nhiều vị vua khác của triều đại Pala.
Tuy nhiên, Đại học Nalanda chính thức bị hủy diệt vào năm 1193 khi những người Hồi giáo Thổ Nhĩ đánh phá nơi này cũng như giết các Tăng sĩ ở đây.
Khu đại học cổ kính này được cho là bị thiêu rụi hoàn toàn và đã cháy liên tục trong 7 tháng trời mới tắt hoàn toàn. Vào năm 1235, một nhà chiêm bái Tây Tạng có tên Chag Lotsawa khi đến đây đã nhìn thấy một vị đạo sư 90 tuổi Rahula Shribhadra cùng với một lớp học gồm 70 học sinh tại ngôi trường cổ kính Nalanda. Vị cao tăng Rahula Shribhadra là một trong số ít người đã thoát được kiếp nạn kinh hoàng năm xưa.
Vào thời kỳ hưng thịnh, Đại học Nalanda không chỉ tập trung vào việc nghiên cứu, giảng dạy triết lý 18 phái bộ Phật giáo mà nghiên cứu cả nội dung triết học, kinh sách của Ấn Độ giáo, Bà la môn và giảng dạy cả y học, toán học, thiên văn học, ngôn ngữ học, kiến thức yoga, bắn cung...
Để có thể gia nhập vào ngôi trường tôn giáo danh giá này, học viên phải trên 20 tuổi và thông thạo tiếng Sanskrit. Điều đó đồng nghĩa với việc học viên phải thông thạo ít nhất hai thứ tiếng Pali và Sanskrit. Thêm vào đó, tỉ lệ trúng tuyển khá thấp, chỉ lấy khoảng 20% số thí sinh dự thi.
Nơi đây còn nổi tiếng với việc có một thư viện lớn nên khi Đường Huyền Trang trở về Trung Quốc mới có thể mang một kho sách gồm 657 bộ kinh. Mặc dù bị chìm đò, trôi mất 50 cuốn thì Đường tăng cũng đã phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán 75 bộ kinh với 1.335 cuốn làm cơ sở cho Phật học Á Đông.
Theo truyền thông thế giới, ngôi trường nổi tiếng này chính thức hoạt động trở lại trong năm nay. Nơi này đã được Trung Quốc, Singapore, Australia và các quốc gia khác đầu tư tu sửa. 1.132 hồ sơ của học viên trên 40 nước, trong đó có Mỹ, Nga, Đức, Tây Ban Nha đã nộp về trường. Ngôi trường mới chỉ tiếp nhận 16 học viên và 10 giảng viên chính thức. Hiện, ngôi trường lừng danh này vẫn đang tiếp tục công tác tuyển chọn hồ sơ. Theo dự kiến, ngồi trường sẽ có đầy đủ các khóa đào tạo về triết học, tâm linh, khoa học xã hội cho các bậc học thạc sĩ, tiến sĩ vào năm 2020. Hãy cùng quay ngược thời gian, tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của cơ sở tôn giáo nổi tiếng này.
Đại học Nalanda nằm gần Vương Xá (Rājagaha, Rajgir), là nơi từng có hơn 10.000 sinh viên và 2.000 giảng sư, giảng dạy nhiều ngành học khác nhau. Đây cũng là một trong những trường đại học mang tầm vóc quốc tế đầu tiên. Đường Tăng hay còn gọi là Trần Huyền Trang (Đường Tam Tạng) là nhân vật vô cùng quen thuộc với nhiều người thông qua bộ phim truyền hình nổi tiếng “
Tây Du Ký”. Vị cao tăng này đã vượt qua muôn trùng gian khổ sang Tây Trúc thỉnh kinh. Theo các tài liệu lịch sử, Huyền Trang là một cao tăng và là một trong 4 dịch giả lớn nhất của Trung Quốc trong mảng kinh sách Phật giáo.
Các chuyên gia đã tìm thấy cuốn nhật ký “Tây vực ký” do Đường Huyền Trang ghi chép tỉ mỉ lại những việc thực đã xảy ra trong suốt 17 năm sang Tây Trúc - vùng đất Phật du học (hiện nay nằm trong lãnh thổ của Ấn Độ). Cuốn nhật ký của vị cao tăng này không chỉ ghi bằng chữ Hán mà đã được dịch ra nhiều thứ tiếng,
Đại học Nalanda - một cơ sở tôn giáo nổi tiếng, mang tầm cỡ thế giới được xây dựng từ thời vua A Dục, khoảng 300 năm trước Công nguyên.
Trường Đại học Nalanda đã phát triển rực rỡ trong thời kỳ đầu thành lập nhờ vào sự ủng hộ mạnh mẽ của các đại đế triều đại Gupta, đặc biệt là Kumaragupta, Harshavardhana (606 - 47) cũng như nhiều vị vua khác của triều đại Pala.
Tuy nhiên, Đại học Nalanda chính thức bị hủy diệt vào năm 1193 khi những người Hồi giáo Thổ Nhĩ đánh phá nơi này cũng như giết các Tăng sĩ ở đây.
Khu đại học cổ kính này được cho là bị thiêu rụi hoàn toàn và đã cháy liên tục trong 7 tháng trời mới tắt hoàn toàn. Vào năm 1235, một nhà chiêm bái Tây Tạng có tên Chag Lotsawa khi đến đây đã nhìn thấy một vị đạo sư 90 tuổi Rahula Shribhadra cùng với một lớp học gồm 70 học sinh tại ngôi trường cổ kính Nalanda. Vị cao tăng Rahula Shribhadra là một trong số ít người đã thoát được kiếp nạn kinh hoàng năm xưa.
Vào thời kỳ hưng thịnh, Đại học Nalanda không chỉ tập trung vào việc nghiên cứu, giảng dạy triết lý 18 phái bộ Phật giáo mà nghiên cứu cả nội dung triết học, kinh sách của Ấn Độ giáo, Bà la môn và giảng dạy cả y học, toán học, thiên văn học, ngôn ngữ học, kiến thức yoga, bắn cung...
Để có thể gia nhập vào ngôi trường tôn giáo danh giá này, học viên phải trên 20 tuổi và thông thạo tiếng Sanskrit. Điều đó đồng nghĩa với việc học viên phải thông thạo ít nhất hai thứ tiếng Pali và Sanskrit. Thêm vào đó, tỉ lệ trúng tuyển khá thấp, chỉ lấy khoảng 20% số thí sinh dự thi.
Nơi đây còn nổi tiếng với việc có một thư viện lớn nên khi Đường Huyền Trang trở về Trung Quốc mới có thể mang một kho sách gồm 657 bộ kinh. Mặc dù bị chìm đò, trôi mất 50 cuốn thì Đường tăng cũng đã phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán 75 bộ kinh với 1.335 cuốn làm cơ sở cho Phật học Á Đông.