Năm 1867, người dân Ấn Độ phát hiện và đưa bé trai người rừng sống chung với bầy sói trở về cuộc sống văn minh. Khi đó, người ta đặt tên cho em là Dina Sanichar. Một số người suy đoán, em bé người sói Dina khoảng 6 tuổi.
Một nhóm thợ săn đã nhìn thấy bầy sói sống trong hang động và vô tình bắt gặp Dina đi cùng những con vật hung dữ này. Họ tìm cách đuổi bầy sói đi rồi vào sâu trong hang để giải cứu và đưa em ra khỏi khu rừng thuộc Bulandshahr, bang Uttar Pradesh.
Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế đã giúp em hồi phục sức khỏe và loại bỏ dần những đặc điểm, hành vi giống động vật. Cụ thể, em bé người sói không còn xé xác động vật và ăn tươi nuốt sống một cách ngấu nghiến hay xé bỏ quần áo, ăn thức ăn trên đất cát.... Dù đã học được cách ăn thức ăn nấu chín, nhưng Dina không hề tiến triển trong việc học nói, nên khá khó khăn để hòa nhập trở lại với cuộc sống của con người.
Tháng 5/1972, người dân Ấn Độ lại tìm thấy bé trai Shamdeo khoảng 4 tuổi sống tại khu rừng Musafirkhana, cách Sultanpur 20 dặm. Một số nhân chứng kể rằng, họ phát hiện em đang chơi đùa với bầy sói con. Em có làn da đen, móng tay dài uốn cong, tóc bù xù, bàn tay bị chai hết và di chuyển bằng tứ chi khiến khuỷu tay và đầu gối cũng khô ráp và cứng. Giống như chị em người sói Amala và Kamala, em bé người rừng Ấn Độ cũng có hàm răng nhọn hoắt, vô cùng điêu luyện và nhanh nhẹn trong việc săn gà rừng rồi ăn tươi nuốt sống những con vật bắt được. Đặc biệt, em rất thích bóng tối và có thể kết bạn với cả chó sói lẫn chó rừng. Khi trở về với cuộc sống bình thường, người ta đặt tên cho em là Shamdeo và đưa đến ngôi làng Narayanpur để hòa nhập với người dân. Tại đây, Shamdeo được dạy cách không ăn thịt sống, nhưng khả năng học nói của em không hề tiến triển. Người rừng này chỉ có thể ra dấu cho mọi người để diễn tả một điều đơn giản nào đó. Đến năm 1978, Shamdeo được đưa đến Nhà tế bần và qua đời vào tháng 2/1985. Năm 1996, người dân Nigeria đã phát hiện ra “cậu bé tinh tinh” Bello khoảng 2 tuổi tại một khu rừng. Khi đó, thể chất, tình trạng sức khỏe, tinh thần của em bị suy sụp nghiêm trọng. Một số người suy đoán em bị người thân bỏ rơi khi mới 6 tháng tuổi. Kể từ khi bị ném vào rừng, bầy tinh tinh đã mang Bello về nuôi và dạy cho cậu bé cách leo trèo từ cành này sang cành khác cũng như ăn lá cây… giống động vật.
Người ta đã đưa Bello đến Tudun Maliki Torrey - ngôi nhà dành cho trẻ em bị lạc ở Kano (Nam Phi). Khi đến nơi ở mới, Bello thường ném các đồ vật vào những người bạn sống ở đó và hay chạy nhảy tứ tung, đặc biệt là vào buổi tối. Mặc dù được các chuyên gia hỗ trợ, chăm sóc nhưng em không thể nói được câu nào, cũng như không thể loại bỏ hết những hành vi giống loài tinh tinh. Năm 2005, Bello qua đời không rõ nguyên nhân. Ngày 23/1/2007, người dân Campuchia phát hiện và đưa cô gái người rừng Rochom Pn’gieng trở về cuộc sống văn minh. Người ta phát hiện cô sống ở cánh rừng thuộc tỉnh Ratanakiri. Theo thông tin của các phương tiện truyền thông, người rừng này đã quen sống "ăn lông ở lỗ" hơn 19 năm. Khi bị bắt, cô gái này đang trong tình trạng không mảnh vải che thân và tỏ ra rất sợ hãi khi thấy người lạ. Sau khi thông tin về cô ta xuất hiện trên các mặt báo, ông Sal Lou sửng sốt nhận ra đó chính là đứa con gái đã mất tích hơn 20 năm trước của mình. Rochom mất tích khi mới 8 tuổi vào năm 1979.
Người rừng Rochom được dạy nói. Cô phát âm được vài từ đơn giản như “bụng”, “mẹ” và “cha”. Khi đói hay khát nước, Rochom thường chỉ vào miệng để ra hiệu cho mọi người. Rochom thường leo trèo và di chuyển bằng tứ chi mặc dù đã được dạy cách đứng thẳng và di chuyển bằng hai chân. Thời gian đầu trở về nhà, cô lúc nào cũng tìm mọi cách để quay lại rừng sâu. Do đó, gia đình thay phiên nhau để mắt đến Rochom.
Em bé người rừng Traian Caldarar 7 tuổi còn được gọi là “Mowgli” hay “người chó Rumani” bị người dân phát hiện và đưa ra khỏi rừng xanh vào năm 2002. Người ta tìm thấy em tại một cánh rừng ở Brasov. Người ta suy đoán em sống trong vùng rừng thiêng nước độc khi mới 4 tuổi. Khi bị phát hiện, cơ thể gầy gò, ốm yếu của Traian giống như đứa trẻ lên 3. Các bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho Traian và phát hiện em bị bệnh còi xương, tuần hoàn kém và có nhiều vết thương do nhiễm trùng. Khi còn ở trong rừng, em sống trong các hộp bìa cáctông và che cơ thể bằng những tờ giấy. Người chăn cừu có tên Manolescu Ioan đã phát hiện ra Traian khi em nằm cạnh xác một con chó. Người ta suy đoán, em đã ăn thịt con vật trên để sinh tồn. Từ khi trở về cuộc sống văn minh, em vẫn thường xuyên ngủ ở dưới gầm giường và liên tục đòi ăn khi đói. Nhưng khi no bụng, em lập tức đi ngủ. Đến năm 2007, Traian bình phục và loại bỏ dần những hành vi như thú rừng và được đưa đi học.
Mới đây nhất, chuyện người rừng lại gây xôn xao dư luận Việt Nam. Sáng ngày 7/8/2013, lực lượng chức năng huyện miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi đã giải cứu và đưa hai cha con người rừng là ông Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và con ruột Hồ Văn Lang (khoảng 41 tuổi, ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, H.Tây Trà) về với cuộc sống văn minh. Năm 1971, sau khi nhà của ông Thanh bị trúng bom trong chiến tranh khiến 3 người thân trong gia đình chết, do quá hoảng loạn nên ông đã bỏ làng ra đi. Ông đã ôm con bỏ trốn vào rừng sâu và sống ở nơi thâm sơn cùng cốc trong 40 năm qua. Để đề phòng thú dữ, ông Thanh dựng một ngôi “nhà” giống như tổ chim treo trên thân cây cổ thụ, cách mặt đất khoảng 6m để nghỉ ngơi vào ban đêm. Hai cha con ông còn dùng vỏ cây khô làm khố che thân, tự chế ra các vật dụng như rìu, dao và hằng ngày ăn củ mì, bắp và lá rừng. Do sống 40 năm biệt lập trong rừng thiêng nước độc, ông và con trai không biết nói tiếng Kinh mà chỉ nói đuợc một ít tiếng Cor. Một số người dân địa phương phát hiện hai bố con ông Thanh nên đã báo cơ quan chức năng đưa họ xuống núi, hòa nhập với cuộc sống của dân bản. Trong ảnh là một số dụng cụ săn bắt hái lượm của cha con ông Thanh.
Năm 1867, người dân Ấn Độ phát hiện và đưa bé trai người rừng sống chung với bầy sói trở về cuộc sống văn minh. Khi đó, người ta đặt tên cho em là Dina Sanichar. Một số người suy đoán, em bé người sói Dina khoảng 6 tuổi.
Một nhóm thợ săn đã nhìn thấy bầy sói sống trong hang động và vô tình bắt gặp Dina đi cùng những con vật hung dữ này. Họ tìm cách đuổi bầy sói đi rồi vào sâu trong hang để giải cứu và đưa em ra khỏi khu rừng thuộc Bulandshahr, bang Uttar Pradesh.
Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế đã giúp em hồi phục sức khỏe và loại bỏ dần những đặc điểm, hành vi giống động vật. Cụ thể, em bé người sói không còn xé xác động vật và ăn tươi nuốt sống một cách ngấu nghiến hay xé bỏ quần áo, ăn thức ăn trên đất cát.... Dù đã học được cách ăn thức ăn nấu chín, nhưng Dina không hề tiến triển trong việc học nói, nên khá khó khăn để hòa nhập trở lại với cuộc sống của con người.
Tháng 5/1972, người dân Ấn Độ lại tìm thấy bé trai Shamdeo khoảng 4 tuổi sống tại khu rừng Musafirkhana, cách Sultanpur 20 dặm. Một số nhân chứng kể rằng, họ phát hiện em đang chơi đùa với bầy sói con. Em có làn da đen, móng tay dài uốn cong, tóc bù xù, bàn tay bị chai hết và di chuyển bằng tứ chi khiến khuỷu tay và đầu gối cũng khô ráp và cứng.
Giống như chị em người sói Amala và Kamala, em bé người rừng Ấn Độ cũng có hàm răng nhọn hoắt, vô cùng điêu luyện và nhanh nhẹn trong việc săn gà rừng rồi ăn tươi nuốt sống những con vật bắt được. Đặc biệt, em rất thích bóng tối và có thể kết bạn với cả chó sói lẫn chó rừng. Khi trở về với cuộc sống bình thường, người ta đặt tên cho em là Shamdeo và đưa đến ngôi làng Narayanpur để hòa nhập với người dân.
Tại đây, Shamdeo được dạy cách không ăn thịt sống, nhưng khả năng học nói của em không hề tiến triển. Người rừng này chỉ có thể ra dấu cho mọi người để diễn tả một điều đơn giản nào đó. Đến năm 1978, Shamdeo được đưa đến Nhà tế bần và qua đời vào tháng 2/1985.
Năm 1996, người dân Nigeria đã phát hiện ra “cậu bé tinh tinh” Bello khoảng 2 tuổi tại một khu rừng. Khi đó, thể chất, tình trạng sức khỏe, tinh thần của em bị suy sụp nghiêm trọng. Một số người suy đoán em bị người thân bỏ rơi khi mới 6 tháng tuổi.
Kể từ khi bị ném vào rừng, bầy tinh tinh đã mang Bello về nuôi và dạy cho cậu bé cách leo trèo từ cành này sang cành khác cũng như ăn lá cây… giống động vật.
Người ta đã đưa Bello đến Tudun Maliki Torrey - ngôi nhà dành cho trẻ em bị lạc ở Kano (Nam Phi). Khi đến nơi ở mới, Bello thường ném các đồ vật vào những người bạn sống ở đó và hay chạy nhảy tứ tung, đặc biệt là vào buổi tối. Mặc dù được các chuyên gia hỗ trợ, chăm sóc nhưng em không thể nói được câu nào, cũng như không thể loại bỏ hết những hành vi giống loài tinh tinh. Năm 2005, Bello qua đời không rõ nguyên nhân.
Ngày 23/1/2007, người dân Campuchia phát hiện và đưa cô gái người rừng Rochom Pn’gieng trở về cuộc sống văn minh. Người ta phát hiện cô sống ở cánh rừng thuộc tỉnh Ratanakiri. Theo thông tin của các phương tiện truyền thông, người rừng này đã quen sống "ăn lông ở lỗ" hơn 19 năm.
Khi bị bắt, cô gái này đang trong tình trạng không mảnh vải che thân và tỏ ra rất sợ hãi khi thấy người lạ. Sau khi thông tin về cô ta xuất hiện trên các mặt báo, ông Sal Lou sửng sốt nhận ra đó chính là đứa con gái đã mất tích hơn 20 năm trước của mình. Rochom mất tích khi mới 8 tuổi vào năm 1979.
Người rừng Rochom được dạy nói. Cô phát âm được vài từ đơn giản như “bụng”, “mẹ” và “cha”. Khi đói hay khát nước, Rochom thường chỉ vào miệng để ra hiệu cho mọi người. Rochom thường leo trèo và di chuyển bằng tứ chi mặc dù đã được dạy cách đứng thẳng và di chuyển bằng hai chân. Thời gian đầu trở về nhà, cô lúc nào cũng tìm mọi cách để quay lại rừng sâu. Do đó, gia đình thay phiên nhau để mắt đến Rochom.
Em bé người rừng Traian Caldarar 7 tuổi còn được gọi là “Mowgli” hay “người chó Rumani” bị người dân phát hiện và đưa ra khỏi rừng xanh vào năm 2002. Người ta tìm thấy em tại một cánh rừng ở Brasov. Người ta suy đoán em sống trong vùng rừng thiêng nước độc khi mới 4 tuổi. Khi bị phát hiện, cơ thể gầy gò, ốm yếu của Traian giống như đứa trẻ lên 3.
Các bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho Traian và phát hiện em bị bệnh còi xương, tuần hoàn kém và có nhiều vết thương do nhiễm trùng. Khi còn ở trong rừng, em sống trong các hộp bìa cáctông và che cơ thể bằng những tờ giấy.
Người chăn cừu có tên Manolescu Ioan đã phát hiện ra Traian khi em nằm cạnh xác một con chó. Người ta suy đoán, em đã ăn thịt con vật trên để sinh tồn. Từ khi trở về cuộc sống văn minh, em vẫn thường xuyên ngủ ở dưới gầm giường và liên tục đòi ăn khi đói. Nhưng khi no bụng, em lập tức đi ngủ. Đến năm 2007, Traian bình phục và loại bỏ dần những hành vi như thú rừng và được đưa đi học.
Mới đây nhất, chuyện người rừng lại gây xôn xao dư luận Việt Nam. Sáng ngày 7/8/2013, lực lượng chức năng huyện miền núi Tây Trà, Quảng Ngãi đã giải cứu và đưa hai cha con người rừng là ông Hồ Văn Thanh (82 tuổi) và con ruột Hồ Văn Lang (khoảng 41 tuổi, ở thôn Trà Kem, xã Trà Xinh, H.Tây Trà) về với cuộc sống văn minh. Năm 1971, sau khi nhà của ông Thanh bị trúng bom trong chiến tranh khiến 3 người thân trong gia đình chết, do quá hoảng loạn nên ông đã bỏ làng ra đi. Ông đã ôm con bỏ trốn vào rừng sâu và sống ở nơi thâm sơn cùng cốc trong 40 năm qua.
Để đề phòng thú dữ, ông Thanh dựng một ngôi “nhà” giống như tổ chim treo trên thân cây cổ thụ, cách mặt đất khoảng 6m để nghỉ ngơi vào ban đêm. Hai cha con ông còn dùng vỏ cây khô làm khố che thân, tự chế ra các vật dụng như rìu, dao và hằng ngày ăn củ mì, bắp và lá rừng. Do sống 40 năm biệt lập trong rừng thiêng nước độc, ông và con trai không biết nói tiếng Kinh mà chỉ nói đuợc một ít tiếng Cor.
Một số người dân địa phương phát hiện hai bố con ông Thanh nên đã báo cơ quan chức năng đưa họ xuống núi, hòa nhập với cuộc sống của dân bản. Trong ảnh là một số dụng cụ săn bắt hái lượm của cha con ông Thanh.