Năm 1724, người ta phát hiện “Peter hoang dại” - một cậu bé trần truồng, da nâu, tóc đen gần Helpensen, Hanover. Khi đó, cậu bé 12 tuổi. Đây là một trong những người rừng đầu tiên được phát hiện trong lịch sử. Peter có khả năng leo trèo và di chuyển từ cây này sang cây kia điêu luyện như loài vượn.
Khi trở về với cuộc sống hiện đại, Peter hiểu rất chậm và không biết nói. Cậu ta từ chối những món ăn mà mọi người đem cho, trong đó có bánh mỳ. Peter chỉ thích bóc lớp vỏ của những cành cây xanh mướt và hút nhựa cây. Thỉnh thoảng, người rừng mới ăn rau và quả.
Sau khi diện kiến đức vua Georg của Hanover, người ta mang cậu bé người rừng Peter sang Anh để nghiên cứu. Mặc dù hai giác quan thính giác và khứu giác của Peter hoàn hảo, giống như người thường nhưng cậu chỉ nói được hai từ Peter và vua Georg. Được chuyên gia chăm sóc cẩn thận, Peter sống đến năm 68 tuổi. Bé gái người rừng ở Champagne, Pháp là một trong những trường hợp sống trong rừng một thời gian dài nhưng có thể nói được một câu mạch lạc. Người ta cho rằng, em đã học nói trước khi bị lạc vào rừng sâu và sống cùng bầy thú hoang.
Món ăn khoái khẩu của bé gái người rừng Champagne là các loài chim, cá, ếch nhái, lá cây, rễ cây. Cô bé thường ăn sống, nuốt tươi những con vật đó. Cô có thể làm thịt một con thỏ ngay lập tức và đánh chén ngon lành chỉ với những chiếc móng tay cực sắc nhọn và cứng. Em lột da thỏ một cách nhanh nhẹn và chuẩn xác, khiến mọi người vô cùng kinh ngạc. Nhà khoa học nổi tiếng Charles Marie de la Condamine miêu tả bé gái người rừng này có ngón tay rất lạ. Đặc biệt, ngón cái của em to bất thường. Em thường lấy ngón cái để đào rễ cây và dùng nó để chuyền từ cây này sang cây khác một cách nhẹ nhàng như loài khỉ. Năm 1737, nhiều nhân chứng đã nhìn tận mắt cảnh em bé người rừng chạy nhanh thoăn thoắt và tay không bắt thỏ khi đi săn cùng Hoàng hậu Ba Lan - mẹ của Hoàng hậu Pháp đến thăm con khi bà ở Champagne. Người dân Ấn Độ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện cậu bé báo sống trong rừng sâu. Năm 1912, một con báo cái tại North Cachar Hills gần Assam đã bắt một bé trai mang về hang của nó. Con vật hung dữ không ăn thịt bé trai mà nuôi dưỡng cậu bé như con của mình.
Ba năm sau, người ta phát hiện bé trai năm xưa bị mất tích đang chạy nhảy trong rừng sâu. Nhân chứng kể rằng, họ nhìn thấy cậu bé di chuyển bằng tứ chi, lẩn trốn trong các bụi rậm. Cậu bé người báo này rất thông minh và nhanh nhẹn. Đầu gối và những ngón tay, ngón chân của cậu bị chai cứng và phủ một lớp da giống như lớp sừng.
Nếu bắt được con mồi, cậu ta sẽ dùng miệng xé xác con vật ra thành nhiều mảnh và ăn với tốc độ kinh hoàng. Khi bị mọi người bắt, cậu bé báo đã chống trả quyết liệt.
Kamala và Amala là hai chị em người sói vô cùng nổi tiếng. Người ta không thể xác định rõ hai chị em Kamala sống "ăn lông ở lỗ" như vậy từ bao giờ. Tháng 10/1920, dân làng và đồn trưởng người Anh Jal Singh sống gần Godamuri, phía Bắc Calcutta, Ấn Độ đã bắt được hai cô bé người sói này và mang họ trở về cuộc sống hiện đại.
Dân làng đã bắn chết con sói mẹ đã nuôi dưỡng hai chị em cô. Người ta suy đoán, Kamala khoảng 8 tuổi và Amala mới lên 2 tuổi. Theo lời kể của ông Singh, hàm của hai chị em Kamala đều biến dạng. Mồm và răng nhô ra, mắt sáng lấp lánh như những vì sao trong bóng tối và có màu xanh giống của mèo và chó.
Năm 1921, cô bé người sói Amala qua đời. Sau đó, Kamala tiếp tục được người dân nuôi dưỡng và sống đến năm 1929. Kể từ khi trở về cuộc sống hiện đại cho đến lúc qua đời, Kamala được dạy nói, không còn bắt quạ để ăn cũng như có thể đứng thẳng người trên hai chân. Người rừng này còn có thể nói được 50 từ.
Năm 1937, khi đến thăm một nhà thương điên ở Bursa, Thổ Nhĩ Kỳ, George Maranz đã có dịp gặp một em bé người rừng được gấu nuôi dưỡng. Trước đó, những người thợ săn ở gần Adana đã bắn trúng một con gấu cái và khi trở về nhà vào buổi tối thì họ bất ngờ bị cô bé người gấu tấn công dữ dội.
Sau nhiều phút chỗng đỡ, những thợ săn đã khống chế được em. Một số nhân chứng kể rằng, em bé người gấu có những động tác và phát ra tiếng kêu giống hệt loài gấu. Khi được đưa về hòa nhập với thế giới loài người, em không ăn tất cả những món ăn đã nấu chín và chọn chỗ tối nhất trong phòng để ngủ. Dân làng ở Adana nhận ra em chính là đứa bé bị mất tích 14 năm về trước. Khi đó, em mới 2 tuổi. Người ta suy luận, gấu đã bắt cóc em và tha về hang nuôi.
Năm 1960, nhà nhân chủng học xứ Basque là Jean-Claude Auger đã đi qua sa mạc Sahara thuộc Tây Ban Nha. Trên đường đi, ông gặp một vài người du mục Nemandi và họ kể với nhà nhân chủng học về một cậu bé người rừng sống chung với bầy linh dương.
Ngay ngày hôm sau, ông Auger đi theo hướng mà những người du mục Nemandi chỉ cho. Khi đến nơi, ông nhìn thấy một bé trai trần truồng chạy giữa bầy linh dương. Cậu bé di chuyển bằng tứ chi. Thỉnh thoảng, cậu mới đứng thẳng bằng hai chân.
Cậu bé người rừng này có những biểu hiện giống loài linh dương khi thường vểnh tai nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh cũng như dùng răng ăn cỏ, kỳ nhông, sâu bọ hay phập phồng lỗ mũi để đánh hơi… Năm 1966, người ta giăng lưới từ máy bay trực thăng để bắt cậu bé linh dương trên nhưng không thành công. Năm 1991, một người dân trong làng tại Uganda là bà Milly Sebba vào rừng kiếm củi đã phát hiện và đưa cậu bé người rừng sống cùng bầy khỉ trở về nhà. Khi đó, đầu gối của cậu bé người rừng trơn nhẵn vì di chuyển bằng cách bò giống như động vật và có các móng tay dài, cuộn thành vòng tròn. Một số người dân Uganda nhận ra cậu bé người rừng trên chính là con của John Sesebunya. Người ta cho hay, ông Sesebunya đã nhẫn tâm giết vợ vào năm 1988. Sau đó, ông vứt con vào rừng khi cậu bé mới 2 tuổi rồi một mình bỏ trốn. Khi trở về cuộc sống văn minh, cậu bé người khỉ học nói và sau đó kể lại chuyện sống trong rừng như thế nào. Cậu cho hay, lũ khỉ mang cậu về nuôi và cho ăn rễ cây, hạt dẻ, khoai lang và sắn… Chúng chơi đùa và dạy cậu leo trèo, tìm thức ăn trong hai tuần. Cuối cùng, cậu bé người rừng được một gia đình người Anh nhận nuôi nhưng vẫn có cảm giác sợ hãi và sống khá khép kín.
Năm 1724, người ta phát hiện “Peter hoang dại” - một cậu bé trần truồng, da nâu, tóc đen gần Helpensen, Hanover. Khi đó, cậu bé 12 tuổi. Đây là một trong những người rừng đầu tiên được phát hiện trong lịch sử. Peter có khả năng leo trèo và di chuyển từ cây này sang cây kia điêu luyện như loài vượn.
Khi trở về với cuộc sống hiện đại, Peter hiểu rất chậm và không biết nói. Cậu ta từ chối những món ăn mà mọi người đem cho, trong đó có bánh mỳ. Peter chỉ thích bóc lớp vỏ của những cành cây xanh mướt và hút nhựa cây. Thỉnh thoảng, người rừng mới ăn rau và quả.
Sau khi diện kiến đức vua Georg của Hanover, người ta mang cậu bé người rừng Peter sang Anh để nghiên cứu. Mặc dù hai giác quan thính giác và khứu giác của Peter hoàn hảo, giống như người thường nhưng cậu chỉ nói được hai từ Peter và vua Georg. Được chuyên gia chăm sóc cẩn thận, Peter sống đến năm 68 tuổi.
Bé gái người rừng ở Champagne, Pháp là một trong những trường hợp sống trong rừng một thời gian dài nhưng có thể nói được một câu mạch lạc. Người ta cho rằng, em đã học nói trước khi bị lạc vào rừng sâu và sống cùng bầy thú hoang.
Món ăn khoái khẩu của bé gái người rừng Champagne là các loài chim, cá, ếch nhái, lá cây, rễ cây. Cô bé thường ăn sống, nuốt tươi những con vật đó. Cô có thể làm thịt một con thỏ ngay lập tức và đánh chén ngon lành chỉ với những chiếc móng tay cực sắc nhọn và cứng. Em lột da thỏ một cách nhanh nhẹn và chuẩn xác, khiến mọi người vô cùng kinh ngạc.
Nhà khoa học nổi tiếng Charles Marie de la Condamine miêu tả bé gái người rừng này có ngón tay rất lạ. Đặc biệt, ngón cái của em to bất thường. Em thường lấy ngón cái để đào rễ cây và dùng nó để chuyền từ cây này sang cây khác một cách nhẹ nhàng như loài khỉ. Năm 1737, nhiều nhân chứng đã nhìn tận mắt cảnh em bé người rừng chạy nhanh thoăn thoắt và tay không bắt thỏ khi đi săn cùng Hoàng hậu Ba Lan - mẹ của Hoàng hậu Pháp đến thăm con khi bà ở Champagne.
Người dân Ấn Độ vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện cậu bé báo sống trong rừng sâu. Năm 1912, một con báo cái tại North Cachar Hills gần Assam đã bắt một bé trai mang về hang của nó. Con vật hung dữ không ăn thịt bé trai mà nuôi dưỡng cậu bé như con của mình.
Ba năm sau, người ta phát hiện bé trai năm xưa bị mất tích đang chạy nhảy trong rừng sâu. Nhân chứng kể rằng, họ nhìn thấy cậu bé di chuyển bằng tứ chi, lẩn trốn trong các bụi rậm. Cậu bé người báo này rất thông minh và nhanh nhẹn. Đầu gối và những ngón tay, ngón chân của cậu bị chai cứng và phủ một lớp da giống như lớp sừng.
Nếu bắt được con mồi, cậu ta sẽ dùng miệng xé xác con vật ra thành nhiều mảnh và ăn với tốc độ kinh hoàng. Khi bị mọi người bắt, cậu bé báo đã chống trả quyết liệt.
Kamala và Amala là hai chị em người sói vô cùng nổi tiếng. Người ta không thể xác định rõ hai chị em Kamala sống "ăn lông ở lỗ" như vậy từ bao giờ. Tháng 10/1920, dân làng và đồn trưởng người Anh Jal Singh sống gần Godamuri, phía Bắc Calcutta, Ấn Độ đã bắt được hai cô bé người sói này và mang họ trở về cuộc sống hiện đại.
Dân làng đã bắn chết con sói mẹ đã nuôi dưỡng hai chị em cô. Người ta suy đoán, Kamala khoảng 8 tuổi và Amala mới lên 2 tuổi. Theo lời kể của ông Singh, hàm của hai chị em Kamala đều biến dạng. Mồm và răng nhô ra, mắt sáng lấp lánh như những vì sao trong bóng tối và có màu xanh giống của mèo và chó.
Năm 1921, cô bé người sói Amala qua đời. Sau đó, Kamala tiếp tục được người dân nuôi dưỡng và sống đến năm 1929. Kể từ khi trở về cuộc sống hiện đại cho đến lúc qua đời, Kamala được dạy nói, không còn bắt quạ để ăn cũng như có thể đứng thẳng người trên hai chân. Người rừng này còn có thể nói được 50 từ.
Năm 1937, khi đến thăm một nhà thương điên ở Bursa, Thổ Nhĩ Kỳ, George Maranz đã có dịp gặp một em bé người rừng được gấu nuôi dưỡng. Trước đó, những người thợ săn ở gần Adana đã bắn trúng một con gấu cái và khi trở về nhà vào buổi tối thì họ bất ngờ bị cô bé người gấu tấn công dữ dội.
Sau nhiều phút chỗng đỡ, những thợ săn đã khống chế được em. Một số nhân chứng kể rằng, em bé người gấu có những động tác và phát ra tiếng kêu giống hệt loài gấu. Khi được đưa về hòa nhập với thế giới loài người, em không ăn tất cả những món ăn đã nấu chín và chọn chỗ tối nhất trong phòng để ngủ. Dân làng ở Adana nhận ra em chính là đứa bé bị mất tích 14 năm về trước. Khi đó, em mới 2 tuổi. Người ta suy luận, gấu đã bắt cóc em và tha về hang nuôi.
Năm 1960, nhà nhân chủng học xứ Basque là Jean-Claude Auger đã đi qua sa mạc Sahara thuộc Tây Ban Nha. Trên đường đi, ông gặp một vài người du mục Nemandi và họ kể với nhà nhân chủng học về một cậu bé người rừng sống chung với bầy linh dương.
Ngay ngày hôm sau, ông Auger đi theo hướng mà những người du mục Nemandi chỉ cho. Khi đến nơi, ông nhìn thấy một bé trai trần truồng chạy giữa bầy linh dương. Cậu bé di chuyển bằng tứ chi. Thỉnh thoảng, cậu mới đứng thẳng bằng hai chân.
Cậu bé người rừng này có những biểu hiện giống loài linh dương khi thường vểnh tai nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh cũng như dùng răng ăn cỏ, kỳ nhông, sâu bọ hay phập phồng lỗ mũi để đánh hơi… Năm 1966, người ta giăng lưới từ máy bay trực thăng để bắt cậu bé linh dương trên nhưng không thành công.
Năm 1991, một người dân trong làng tại Uganda là bà Milly Sebba vào rừng kiếm củi đã phát hiện và đưa cậu bé người rừng sống cùng bầy khỉ trở về nhà. Khi đó, đầu gối của cậu bé người rừng trơn nhẵn vì di chuyển bằng cách bò giống như động vật và có các móng tay dài, cuộn thành vòng tròn.
Một số người dân Uganda nhận ra cậu bé người rừng trên chính là con của John Sesebunya. Người ta cho hay, ông Sesebunya đã nhẫn tâm giết vợ vào năm 1988. Sau đó, ông vứt con vào rừng khi cậu bé mới 2 tuổi rồi một mình bỏ trốn.
Khi trở về cuộc sống văn minh, cậu bé người khỉ học nói và sau đó kể lại chuyện sống trong rừng như thế nào. Cậu cho hay, lũ khỉ mang cậu về nuôi và cho ăn rễ cây, hạt dẻ, khoai lang và sắn… Chúng chơi đùa và dạy cậu leo trèo, tìm thức ăn trong hai tuần. Cuối cùng, cậu bé người rừng được một gia đình người Anh nhận nuôi nhưng vẫn có cảm giác sợ hãi và sống khá khép kín.