Trong cuộc khai quật khu vực di chỉ Meidum, Hạ Ai Cập vào năm 1871, các nhà khảo cổ phát hiện một bức tranh 4.600 tuổi trên tường lăng mộ của hoàng tử Nefermaat và người vợ tên Itet.Sau khi tìm thấy, bức tranh cổ trên được đưa tới Bảo tàng Ai Cập ở Cairo lưu giữ và trưng bày. Do tác phẩm này ẩn chứa nhiều bí ẩn khó giải nên được mệnh danh là "Mona Lisa của Ai Cập".Để thuận tiện cho công tác nghiên cứu, giới chuyên gia đặt tên cho bức tranh là Meidum Geese. Bức tranh mô tả 6 con chim nhưng không rõ là loài nào.Trong suốt nhiều thập kỷ, giới chuyên gia cố gắng giải mã loài vật vẽ trong bức tranh 4.600 tuổi tìm thấy ở lăng mộ của hoàng tử Nefermaat thuộc những loài nào.Nhà nghiên cứu Anthony Romilio thuộc Đại học Queensland, Australia mới công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về bức tranh cổ trên. Theo chuyên gia Romilio, một số con vật trong bức tranh cổ gần 5.000 tuổi là duy nhất, chưa từng được nhìn thấy từ trước đến nay.Hai trong số 3 con chim quay mặt trái trong bức tranh là ngỗng lông trắng lớn hơn (Anser albifrons). Đây là một loài ngỗng cỡ trung bình hiện sống ở khu vực Bắc bán cầu.Tuy nhiên, con chim đầu tiên và cuối cùng trong bức tranh chưa được xác định. Một số chuyên gia cho rằng đó có thể là ngỗng xám (A. anser) - tổ tiên của hầu hết ngỗng nhà - hay ngỗng đậu (Anser fabalis).Tiếp đến, 2 con chim màu xám và đỏ có kích thước nhỏ hơn một chút đang quay mặt về phía bên phải. Chúng có vẻ ngoài khá giống ngỗng ngực đỏ (Branta ruficollis). Đây là một loài ngỗng hiếm sống ở Tây Âu.Chuyên gia Romilio hoài nghi về giả thuyết này. Họ cho rằng, cặp chim trên có một số điểm khác với ngỗng ngực đỏ như chùm lông bên sườn khá độc đáo chưa từng được nhìn thấy từ trước đến này.Điều này khiến chuyên gia Romilio cho rằng có thể 2 con vật trên có thể thuộc về một loài ngỗng đã tuyệt chủng và chưa từng được con người biết đến. Mời độc giả xem video: Bức tranh từ lá sen | Hành trình vẻ đẹp. Nguồn: VTV1.
Trong cuộc khai quật khu vực di chỉ Meidum, Hạ Ai Cập vào năm 1871, các nhà khảo cổ phát hiện một bức tranh 4.600 tuổi trên tường lăng mộ của hoàng tử Nefermaat và người vợ tên Itet.
Sau khi tìm thấy, bức tranh cổ trên được đưa tới Bảo tàng Ai Cập ở Cairo lưu giữ và trưng bày. Do tác phẩm này ẩn chứa nhiều bí ẩn khó giải nên được mệnh danh là "Mona Lisa của Ai Cập".
Để thuận tiện cho công tác nghiên cứu, giới chuyên gia đặt tên cho bức tranh là Meidum Geese. Bức tranh mô tả 6 con chim nhưng không rõ là loài nào.
Trong suốt nhiều thập kỷ, giới chuyên gia cố gắng giải mã loài vật vẽ trong bức tranh 4.600 tuổi tìm thấy ở lăng mộ của hoàng tử Nefermaat thuộc những loài nào.
Nhà nghiên cứu Anthony Romilio thuộc Đại học Queensland, Australia mới công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ý về bức tranh cổ trên. Theo chuyên gia Romilio, một số con vật trong bức tranh cổ gần 5.000 tuổi là duy nhất, chưa từng được nhìn thấy từ trước đến nay.
Hai trong số 3 con chim quay mặt trái trong bức tranh là ngỗng lông trắng lớn hơn (Anser albifrons). Đây là một loài ngỗng cỡ trung bình hiện sống ở khu vực Bắc bán cầu.
Tuy nhiên, con chim đầu tiên và cuối cùng trong bức tranh chưa được xác định. Một số chuyên gia cho rằng đó có thể là ngỗng xám (A. anser) - tổ tiên của hầu hết ngỗng nhà - hay ngỗng đậu (Anser fabalis).
Tiếp đến, 2 con chim màu xám và đỏ có kích thước nhỏ hơn một chút đang quay mặt về phía bên phải. Chúng có vẻ ngoài khá giống ngỗng ngực đỏ (Branta ruficollis). Đây là một loài ngỗng hiếm sống ở Tây Âu.
Chuyên gia Romilio hoài nghi về giả thuyết này. Họ cho rằng, cặp chim trên có một số điểm khác với ngỗng ngực đỏ như chùm lông bên sườn khá độc đáo chưa từng được nhìn thấy từ trước đến này.
Điều này khiến chuyên gia Romilio cho rằng có thể 2 con vật trên có thể thuộc về một loài ngỗng đã tuyệt chủng và chưa từng được con người biết đến.
Mời độc giả xem video: Bức tranh từ lá sen | Hành trình vẻ đẹp. Nguồn: VTV1.